Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

MÊ RỒI BƯỚM ONG



Già rồi ong bướm lại mê
Phố phường giờ chán thì về nông thôn
Bướm hoa mà dạ bồn chồn
Nên xa đã nhớ sớm hôm năng về
Càng thêm say đắm thôn quê
Chơi ong, ong đốt vẫn mê hỡi người
Mùa này mươi lít mật thôi
Thành quả lao động giữa người và ong
Đâu phải ngồi mát ăn không
Mình làm mình hưởng trong lòng mới vui .
    4/2016
Mùa ong mật 

ÔNG TRÊN TRỜI



















Ở tít trên cao nhìn nào thấy
Ngu ngơ nên hỏi mấy câu này
Làm đúng quy trình ai bảo chạy
Của trời, người bán, lạ xưa nay

Những ai biết nhỉ....
Ông chẳng hay !
Cứ như mê ngủ giữa ban ngày
Thị trường ai oán sao và vạch
Chức quyền ai chạy, hỏi ai hay ?

Chắc bọn thù địch núp đâu đây
Phao tin đồn nhảm nói bậy này
Bộ phận không nhỏ
tìm không thấy
Chúng chết hết rồi
Tuyệt vời thay !
25/3:2016

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

TÔI ĐI HÀ NỘI
















Sáng ngày mai tôi đi Hà Nội
Con gái bảo vệ Thạc sĩ rồi
Đủ lông cánh chúng đâu cần bố
Lấy cớ mình "đi chơi Thủ Đô "!
( Hì, hợp pháp mà ! )

Thời buổi này nâng cao trình độ

Thạc bây giờ, mấy ai tung hô ?
Nhà tuy nghèo, nhưng con hiếu học
Thiếu tiền tiêu mua sách hàng bồ 

Con với cái
Sao y trang bố... ( hừ ) 
Lắm chữ mà túi rỗng vàng, đô 
Đói miếng ăn giàu tình giàu nghĩa
Sống chân thành bè bạn hoan hô.

Thế là tôi được về Thủ Đô 
Vui cùng con, được dạo Bờ Hồ
Bạn blog, lòng thành cáo lỗi
Hương Cau2, đi chơi Thủ Đô.
 29/11/2012

VỢ VÀ THƠ

























1/ THƠ PHẢI NHƯ VỢ
Từ ngày nàng Thơ đến nhà
Băn khoăn chọn lựa rõ là đắn đo :
- Yêu Thơ như Vợ hay Bồ ?
Thơ mà như Vợ cơ đồ bền lâu
Thơ như Bồ sẽ nhạt mau
Đắm say cũng chỉ lúc đầu mà thôi ?
- Vợ thì gắn bó cả đời
Bồ yêu cũng chỉ một thời ăn chơi 
Cho nên say Thơ vừa thôi
Thoảng hương nhưng thoả kiếp người  đa mang
Dở, hay, suy ngẫm kỉ càng
Vợ nghèo còn tốt gấp ngàn Bồ yêu...
Đâu phải một sớm một chiều
Thơ  phải như Vợ tình yêu mới bền
    9/7/2012


2/  VỢ VÀ THƠ
Từ ngày về hưu đến giờ
Gần vợ cảm hứng cho thơ chào đời
Ngày xưa lo việc thay người
Rồi lo cơm gạo cuộc đời nổi trôi
Bây giờ về bên em rồi
Có em, anh có cả trời là thơ
   Tháng10/2010
         

MẸ CHÁU VẮNG NHÀ


























Đau lòng ông lắm cháu ơi
Đêm khuya cháu khóc lệ rơi vai bà
Mẹ còn đi học trường xa
Không như mọi bận mẹ tha đi cùng
Mưa phùn, buốt giá đêm đông
Xa con còn chỉ cậy trông ông bà
Hiếu học truyền thống nhà ta
Chứ đâu học chỉ mong là vinh hoa
Thương cháu lòng những sót xa
À ơi ru cháu lệ bà đẫm mi
Vì sự học mẹ đi thi
Đam mê quan chức làm gì hả con ?
Những kẻ "võ dát, văn mòn "
Ô dù mà có đâu còn phần ai
Tốt nghiệp "tại chức tú tài"
Nhưng nhiều mánh lới cũng hai ba bằng
Học hành con gắng xiêng năng
Bõ công ngày tháng con hằng đợi mong...
***
Nghe ra cháu cũng vui lòng
Nấc thôi không khóc, ông xong thơ này !
       Mùa đông 2011

NỂ VỢ NÊN VỢ VẪN YÊU






















Mọi hôm dậy sớm nấu ăn
Hôm nay vợ vẫn còn nằm, lạ chưa?
Đêm qua ngay cả lúc mưa
Vợ chăn quấn chặt như vừa cãi nhau
Mà nào ai chịu ai đâu
Hai lưng đối lại hai đầu cách xa
"Ao nhà "đã nổi phong ba
Vợ giận "chồng cũng chẵng là cái đinh "...
Rón rén tôi dậy một mình
Hành vi như kẻ tội đình y trang
Tự nhiên "ách quàng giữa đàng "
Nhưng rồi cũng hiểu làng màng do đâu :
Trên mạng Blogs  gặp nhau
Bạn thơ chia sớt đôi câu tâm tình
Bà xã xem,  bà giật mình...
Và rồi nổi trận lôi đình ! Thế thôi !
***
Nguyên nhân "Trẫm " đã biết rồi !
Té ra "Hoàng Hậu"yêu tôi còn nhiều
Nhếch môi nàng nói đôi điều
"Yêu thơ như vợ hay yêu như bồ " ?
" Trời ơi ! Cho anh yêu thơ
Bạn trên blogs đang chờ đó thôi
Đó là tình yêu con người
Còn anh yêu nhất trên đời là em
Em là Phật, em là Tiên
Anh thề dưới đất còn trên có trời..."
Chắc là nhìn bộ dạng tôi
Bà xã khoái quá bà cười dậy luôn
Thế là hết giận hêt buồn
Thế là tan hết nguồn cơn giận hờn
***
Đi làm giờ đã muộn hơn
Lên xe tôi chở, phóng luôn một lèo
Nể vợ, nên vợ vẫn yêu
Thấy chưa !
Tôi vẫn nhiều chiêu chưa dùng
   6/2012

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

ÂN HẬN
























Ba tám năm mãi khôn nguôi
Mùng Mười và cũng tháng Mười Bảy Tư
Đông về, buốt giá, không mưa
Rét như cắt thịt lại vừa đầu trăng
Cha đi vào cõi vĩnh hằng
Vắng con, nội ngoại, xóm làng liệu lo...
Chống Mỹ đang lúc cam go
Thương con, đơn vi vẫn cho phép về
Ba ngày mới đến được quê
Nỗi đau như xé tái tê cõi lòng....
Còn gì đâu để mà mong
Tinh khôi nấm mộ giữa lòng đất thôi..
Vô hồn, con đào, con bơi
Như tìm đồng đội ở nơi chiến trường...
Chưa nguôi đau, phải lên đường
Viếng cha, xin mẹ ...chiến trường lại đi..
Ba tám năm ..dạ khắc ghi
Ăn năn không gặp lúc đi của Người..
Cúi đầu tạ tội Cha ơi
Nỗi niềm ân hận cả đời con mang
Huý kị con thắp nén nhang
Mong Cha Mẹ dưới suối vàng thứ tha ...!
    Huý kị lần 38 của Cha
          10/10/1974

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

CHÙM THƠ VỀ SẦM SƠN













1/ SẦM SƠN KHÔNG CÓ EM
Mây trời lộng gió Sầm Sơn
Biển xanh sóng vẫn dập dồn ngày đêm
Lầu xưa, phòng cũ, gối mềm
Càng buồn bởi lẽ vắng em đêm này
Rượu tràn, uống mãi chẳng say
Cố quên - Lại thức dậy đây nỗi niềm
Ghen hờn làm khổ con tim
Còn thương sao chẳng đến tìm gặp nhau
Bờ xa, sóng nhớ bạc đầu
Em xa, để lại nỗi sầu riêng anh
Sầm Sơn 6/5/214






2/ HÒN TRỐNG MÁI
Sầm Sơn bãi biển trải dài
Sóng xô bờ cát, sớm mai nắng tràn
Núi kia Trường Lệ ngút ngàn
Ngày xưa nước mắt chứa chan Tiên nàng
Là con gái của Ngọc Hoàng
Bị tội đầy xuống trần gian làm Cò
Gặp chàng Ngư Phủ đi qua
Đem về nuôi để cho vui cửa nhà
Mấy năm hết hạn đày xa
Nàng cùng Ngư Phủ mặn mà nên duyên
Chẳng màng bổng lộc bạc tiền
Càng không ham chức tham quyền thế gian
Được tấu trình của các quan
Ngọc Hoàng giận lắm băt mang về trời
Yêu nhau chung thuỷ một đời
Xin được hoá đá không rời xa nhau
Trống- Mái - Hạnh Phúc- Nỗi Đau
Tình yêu mãi mãi đời sau lưu truyền .
  7/5/214
















3/ VỀ LẠI SẦM SƠN
Lâu ngày về lại Sầm Sơn
Nghe như biển cũng giận hờn trách ta
Mấy năm biền biệt đi xa
Bể dâu, quen cũng hoá ra lạ  rồi
Lối xưa giờ rộng làn đôi
Phố đông tấp nập dòng người ngược xuôi
Nhà cao với đến tận trời
Bãi biễn như hội, xa khơi đầy thuyền
Trống Mái, Độc Cước, Cô Tiên
Danh lam Trường Lệ về miền tâm linh
"Sầm Sơn thân thiện chân tình
Sức khoẻ, hội nhập, văn minh bạn bè "
Xin đừng trách nữa em nghe
Năm sau đúng  hẹn ta về Sầm Sơn
      6/5/214

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

XUÂN ĐẾN MUỘN MÀNG























Như mọi năm, cứ đầu tháng Chạp là mình bứt lá và tưới nước cho mai nở đón Xuân
Năm nay ai dè hai đợt rét Đại hàn trước Tết, làm cháy hết lộc và nụ mai. Tưởng chết hết cây, nhưng nhờ sức Xuân trỗi dậy trong từng thớ gỗ, cành cây, mai nhà mình lại đâm chồi nở hoa, dẫu Xuân có muộn màng nhưng vẫn muôn vàn yêu thương, vẫn căng đầy nhựa sống :

XUÂN ĐẾN MUỘN MÀNG
Trước Tết rét hại kéo dài
Hoa đào cùng với hoa mai ngậm đài
Hôm nay đã Rằm tháng hai
Nhớ Xuân nên bỗng cây mai nở vàng
Nào như Đông ở phương Nam
Cuối năm vẫn cứ trang trang nắng tràn
Miền Bắc mưa rét đại hàn
Héo hon cháy cả muôn vàn loài hoa...
Để giờ đã sắp tháng Ba
Tái Xuân
Lộc biếc
Nhà ta Mai vàng !
23/3/216

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

KHỞI ĐẦU TỪ ĐÂY






















(KN50 năm thành lập trường)
Da mồi, tóc ngã màu sương
Hôm nay về lại mái trường tuổi thơ
Lặng nhìn, dạ những ngẫn ngơ
Bao năm mong ước bây giờ là đây
Mái trường càng ngắm càng say
Công bao thế hệ các thầy các cô
Cũng như lớp lớp học trò
Cùng toàn xã hội chăm lo tháng ngày
Từ khi xa bạn, xa thầy
Niềm mong dấu kín lòng này đến nay
Năm Mươi Năm để giờ đây
Đất lành mỏi cánh chim bay tìm về
Dẫu còn bao nỗi bộn bề
Kẻ gần, người phải sống quê hương người
Nhưng lòng vẫn nhớ khôn nguôi
Thầy cô, trường lớp một thời bên nhau
Mái trường lớp trước người sau
Trưởng thành tất cả khởi đầu là đây.
  7/11/2015

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

NGHỊCH LÝ CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA


   















- Chúng ta có những tòa nhà cao hơn, nhưng tính cách những người cư ngụ trong đó thì lại nhỏ hơn; Những con đường cao tốc rộng hơn, nhưng quan điểm của con người thì lại hẹp hòi hơn.
- Chúng ta chi dùng nhiều hơn, nhưng lại sở hữu ít hơn; Chúng ta mua sắm nhiều hơn nhưng thụ hưởng thì lại ít hơn.
- Chúng ta có những căn hộ to hơn, nhưng gia đình thì lại nhỏ hơn; Nhiều tiện nghi hơn, nhưng lại ít thời gian hơn.
- Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn, nhưng lại kém ý thức hơn; Nhiều kiến thức hơn, nhưng lại kém suy xét hơn; Nhiều chuyên gia hơn nhưng cũng lắm vấn nạn hơn; Nhiều thuốc men, nhưng lại kém sức khỏe hơn.
- Chúng ta uống quá nhiều, hút quá mức, chi quá lố, cười quá ít, lái xe quá nhanh, giận quá mau, thức quá muộn, dậy quá mệt, đọc quá ít, xem ti-vi quá nhiều.
- Chúng ta tăng số của cải, nhưng lại giảm những giá trị của bản thân mình đi.
- Chúng ta nói quá nhiều, yêu quá ít và ghét quá thường xuyên. Chúng ta học cách kiếm sống chứ không phải là xây dựng cuộc sống.
- Chúng ta chỉ biết chồng chất thêm mỗi năm vào cuộc đời, mà chẳng biết bổ sung cuộc đời vào mỗi năm.
- Chúng ta đã đi lên mặt trăng và quay trở về, nhưng lại cảm thấy phiền hà khi băng qua đường để gặp người hàng xóm mới dọn đến.
- Chúng ta đã chinh phục không gian bên ngoài là vũ trụ, chứ không phải là không gian bên trong.
- Chúng ta đã làm những việc to lớn hơn, chứ không phải là tốt hơn. Chúng ta làm trong sạch không khí, nhưng lại gây ô nhiễm tâm hồn của nhau.
- Chúng ta đã phân tách được hạt nhân nguyên tử, chứ không hề động đến óc thành kiến của mình.
- Chúng ta viết lách nhiều hơn, nhưng học hành thì ít hơn. Chúng ta dự tính nhiều hơn, nhưng thực hiện thì ít hơn. Chúng ta chỉ biết vội vã, mà không biết chờ đợi.
- Chúng ta có thu nhập cao hơn, nhưng đạo đức thì lại thấp hơn. Chúng ta có nhiều thức ăn hơn, nhưng vẫn không giảm bớt được những cơn đói.
- Chúng ta có nhiều máy tính hơn để lưu trữ nhiều thông tin hơn, để có thể cung cấp nhiều bản sao hơn bao giờ hết, nhưng chúng ta lại ít liên lạc với nhau hơn.
- Chúng ta trở nên thừa về số lượng, nhưng lại quá thiếu về chất lượng.
- Đây là thời của thức ăn nhanh(fast-food ) nhưng tiêu hóa thì chậm; Lưng dài thêm mà chí thì ngắn đi; Lợi nhuận quá cao nhưng các mối quan hệ với nhau thì hời hợt vô cùng.
- Chúng ta có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, nhưng ít thú vui lành mạnh hơn; Nhiều món ăn hơn, nhưng toàn là những thứ kém dinh dưỡng hơn.
- Đây là thời của hòa bình thế giới, nhưng nội chiến thì triền miên.
- Đây là thời có tới hai nguồn thu nhập từ cả hai vợ chồng trong gia đình, nhưng ly dị thì nhiều hơn; Thời của những căn nhà sang trọng, nhưng tổ ấm thì lại tan vỡ.
- Đây là thời của những chuyến du hí chớp nhoáng, của những loại khăn vệ sinh dùng một lần rồi bỏ, của sự buông trôi đạo đức, của những chỗ dừng lại qua một đêm dọc đường, của những cơ thể béo phí và của những loại thuốc để kích thích, để an thần, và để... giết người !
V V L St

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

TRANG LỨA BẠN TÔI









Bạn tôi cùng trường phổ thông
Thời giăc Mỹ ném bom
Chân đất, mũ rơm đi học
Thương nhớ miền Nam
Lòng như lửa đốt
Có đứa khai tăng tuổi
Mong đuợc xung phong nhập ngũ lên đường
Phơi phới trong lòng
Đi chiến trường
mà vui hân hoan
Đứa không được đi
Lệ tràn mi
Thương bạn
Bâng khuâng suốt cả học kì...
* * *
Thời hoà bình, thôi làm chiến sĩ
Hầu hết bạn tôi, về đời thường giãn dị
Gian khổ
trường đời
đạn bom...
Luyện tôi thành "đồng chí"
Một số thành danh...
Nhưng có kẻ chính trị thành cơ hội
Xưa kia 
Khi bạn bè lớp lớp vào bộ đội
Xẻ dọc Trường sơn chung bước quân hành
Thì có kẻ mấy chục năm qua
Mặc ai Đảng, Đoàn 
Riêng mình toan tính bản thân 
Gà cồ. Ăn quẩn cối xay mà giàu có 
Lại có kẻ nịnh hay 
Ma lanh mà thành lãnh đạo
Có chức quyền cao
Quên bạn bè thuở nào hàn vi Nam tiến
Lại có kẻ mang danh "đảng viên"
Một thời từng là lính chiến
Làm nô lệ bạc tiền
Quên nghĩa tình nhân dân
Quên chính mình là lính
Ngoãnh mặt làm thinh
khi bạn mình gặp khó
Sống lo kéo cánh kéo bè
Nhóm lợi ích, tranh dành cái ghế ...
* * *
Ôi cuộc đời là thế
Giữ được lương tâm
đâu dễ giữa thương trường
Dù cùng một quê hương
Cùng câu thầy dạy :
"Chết đứng, hơn sống quỳ"
Nhưng chức quyền, bạc tiền 
Đạo nghĩa chẵng còn chi
Bị ma đưa đường
quỉ dẫn lối đi...
Tự đánh mất mình,
mất tình đồng chí
Sống đã bị người đời khinh bỉ
Khi về bên kia
Gặp linh hồn liệt sĩ
Họ sẽ nói gì ...?
22/ Tháng 12/211

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

TU LÀ CÕI PHÚC

























Đầu năm về Huyện Nghi Xuân
Tâm nhang một nén kính dâng thi hào
Tiên Điền nắng ấm trời cao
Dòng Lam thao thức, nôn nao núi Hồng
Câu thơ lắng đọng cõi lòng
Nỗi niềm Kim Trọng, long đong thân Kiều
Thuơng đời Từ Hải bao nhiêu
Căm Hồ Tôn Hiến gây điều bất nhân
Mối tình chàng Trọng, nàng Vân
Duyên em, phận chị muôn phần đắng cay.
"Chữ trinh còn lại chút này
Chẵng cầm cho vững, lại rày cho tan"
Người đi, thơ để nhân gian
Trăm năm bia miệng luận bàn mà soi
***
Đầu xuân viếng Cụ, mượn lời
"Tu là cõi phúc, tình thời dây oan".
               8/1/2014
   Xuân Giáp Ngọ trên quê Nguyễn Du

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

CHA ĐI HOẢ TUYẾN



















(KN về cha kính yêu)
Tháng Năm
Nhớ nôn nao kỷ niệm
Ngày Cha đi hoả tuyến
Phục vụ chiến dịch Điện Biên
Hôm lên đường
Cha lúi húi cả đêm
Đôi quang gánh, mấy sợi mây Cha bện
Hai thúng gạo đầy
cứ đặt xuống nâng lên

***
Trong làng, Cha là người có xe đạp đầu tiên
Chiếc Stac linh không gác dbu, dxenl
Không phanh, chuông, trần truồng đôi bánh.
Cha quý lắm, đầy tự hào kiêu hãnh
(Mà xe trong nhà, cốt dành để cho oai
Nào ít tiền đâu, khi đó cả gia tài)
Mai đi chiến dịch dài
Thồ bằng xe?
Hay hai vai quang gánh?
Cha vào ra
sờ vành, nắn bánh
Băn khoăn
Đôi mắt đăm chiêu:
"Chở bằng xe chắc chắn sẽ được nhiều...
Nhưng..."
Thế rồi...
Cha mang chiếc xe theo
Cùng đoàn dân công ra tiền tuyến
Đi dọc biên giới Việt Lào
Thồ gạo đến Điện Biên
Con cún Vàng chạy theo trước tiên
Quát cho về vẫn không nghe lời chủ
Đêm Mai Châu
ngủ quanh đống lửa
Cún Vàng sủa vang, đánh thức cả đoàn
Có động.
Rừng khuya
Tiếng hổ gầm vang
Nhưng gần sáng Vàng không sủa nữa
Còn lại vết hổ vồ,
đỏ vệt máu loang...
***
Mùng 7 tháng 5
Điện Biên giải phóng
Cha về
Chân tập tểnh
Tay không
(Xe bị bom nằm lại dưới sông)
Toàn thắng vui chung
Buồn riêng mất xe
Cha dấu tận đáy lòng
***
20 năm, sau ngày cha mất
40 năm ngày chiến thắng Điện Biên
Thực hiện "Pháp lệnh người có công" trong kháng chiến
Mẹ làm hồ sơ đầu tiên
Thủ tục khó như là đi hoả tuyến
Rồi Cha được khen Huy chương
Kèm Chín trăm ngàn tiền thưởng...
Dành tiền, Mẹ mua một "Phượng Hoàng xích hộp"
Làm móc treo lên tường
Thắp nén hương kính cáo...
Thương Cha bao nhiêu
Càng thương nhiều người có công trong Kháng chiến
Cống hiến thật
Nhưng không cần thưởng
Đâu như kẻ"chạy chất độc da cam"
Thương tật giả"
Tham lam mà được hưởng?
***
Quê hương
Phố phường
Giờ xe máy ào ào
Lại nhớ ngày nào
Xe đạp cùng Cha ra hoả tuyến
   29/4/14

TAM ĐẢO- THÁC BẠC























Lên cùng Tam Đảo ngày này
Một vùng yên ả cỏ cây mát lành
Su su bát ngát màu xanh
Ong mật quấn quýt lá, cành, chen hoa
Cái nắng chẳng còn chói lòa
Đất trời, vạn vật như là hồi sinh
Thác Bạc phong cảnh hữu tình
Ngày hè Tam Đảo chúng mình bên nhau .
  Tam Đảo 6/213

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

DÁNG ĐỨNG MÙNG 8/3




















ĐỪNG HÒNG THÔN TÍNH VIỆT NAM TA
LẤY THỊT ĐÈ NGƯỜI
DẪU MỘT THỜI
TỪNG CÓ TRONG TAY
TRẦN ÍCH TẮC !
TỪNG NGHÌN NĂM
CHÚNG MÀY ÁP ĐẶT
ĐỘC ÁC
SÁT PHU
DÂM PHỤ...
ĐỐT SÁCH
XÓA NHÒA LỊCH SỬ
NHƯNG
DÒNG SỮA NÀY MẸ CHO CON BÚ
THÀNH MUÔN BÀ TRIỆU XỨ THANH
CƯỠI SÓNG DỮ
CHÉM CÁ KÌNH
CHẴNG CHỊU NGỒI NHÌN
KẺ HÈN NHÁT
LÀM TÔI TỚ LŨ GIẶC ĐÂU...
19/3/2016
 V V L


VIẾT CHO 26 THÁNG BA






















Mỗi độ Xuân về, mừng Đảng, mừng Xuân, ta lại nhớ lời Bác Hồ kính yêu và lời Người từng dạy : "Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội...".
Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác Hồ đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”.
Điều đó vừa thể hiện trách nhiệm, vừa thể hiện vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với thế hệ trẻ
Một là : - Quan tâm, chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, để tổ chức Đoàn xứng đáng là trường học rèn luyện lí tưởng cách mạng cho thanh niên.
- Cấp uỷ Đảng phải có những Nghị Quyết sát đúng về phong trào quần chúng nói chung và vai trò xung kích đi đầu của thanh niên trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh...nhưng không biến tổ chức Đoàn thành công cụ sai khiến, bị động làm thay.
- Hai là : Thực hiện tốt công tác cán bộ Đoàn thanh niên.
Bố trí Cán bộ chuyên trách, cán bộ lãnh đạo Đoàn từ tổ chức Đoàn cơ sở trở lên, phải qua đào tạo, bồi dưỡng, phải được thử thách qua hoạt động thực tiễn của phong trào thanh niên, chứng tỏ là ưu tú. Đã là cán bộ Đoàn phải được trưởng thành từ phong trào đoàn, không thể từ trên trời rơi xuống, trừ phi họ có tài xuất chúng!
Thực tiễn thời gian qua chúng ta đã làm tương đối tốt điều này. Tạo nên niềm tin của tuổi trẻ trong việc lựa chọn người cầm cờ, người lãnh tụ phong trào của mình, nên phong trào thanh niên nhiều nơi được phát huy mạnh mẽ.
Tuy vậy cá biệt vẫn còn đâu đó, hiểu sai và thực hiện không đúng lời Bác dạy:
- Bố trí cán bộ chưa tốt, ngay từ khâu sử dụng tiếp nhận biên chế, đưa vào cơ quan Đoàn những người thiếu năng lực, không đủ tiêu chuẩn: Chưa được đào tạo, chưa được rèn luyện qua phong trào Thanh niên, cơ quan Đoàn không có nhu cầu.
Bản thân cán bộ đó năng lực kém, chưa tham gì BCH lần nào, dù là từ BCH Chi đoàn và chưa có đóng góp gì cho phong trào thanh niên địa phương. Đây là yếu tố hết sức quan trọng vì là nơi cung cấp nguồn cán bộ chủ yếu cho cơ quan Đoàn.
- Việc chọn cử cán bộ trẻ ứng cử để được bầu vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn phải được sự thống nhất giữa Tổ chức Đoàn và tập thể Cấp uỷ, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy định của Điều lệ Đoàn.
- Bố trí cán bộ theo cá nhân chủ nghĩa, do quan hệ vật chất để dựng lên, là làm không đúng lời dạy của Bác, tạo nên bức xúc trong thanh niên, làm mất niềm tin của tuổi trẻ đối với sự lãnh đạo của Đảng, làm thui chột cả phong trào. Người đứng đầu tổ chức đoàn không xứng đáng, do tổ chức Đảng áp đặt hoặc do thủ đoạn Tổ chức dựng nên, đoàn viên thanh niên không phục, họ thấy như bị coi thường, như bị sỉ nhục, họ sẽ không ủng hộ và vai trò thủ lĩnh như một gánh nặng cho tổ chức đoàn mà thôi. Bởi vậy hãy tôn trọng tuổi trẻ, tôn trọng Điều lệ Đoàn để thanh niên dân chủ bầu lên người lãnh đạo của mình

Mùa Xuân và Tháng 3, tháng hành động của tuổi trẻ với ngày 26/3 truyền thống. Nhớ lời dạy của Bác, chúng ta, tuổi trẻ của xã hội hãy phấn đấu vươn lên làm theo lời Bác
- Trước hết phải trả lời cho được câu hỏi cho đoàn viên thanh niên: Vào Đoàn để họ được gì? Từ đó chăm lo xây dựng cũng cố tổ chức Đoàn vững mạnh. Chú trọng công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, ý thức tổ chức kỷ luật và nền nếp sinh hoạt.
Đổi mới trong công tác chỉ đạo, bằng các biện pháp phương thức hoạt động cho phù hợp tại cơ sở
Chọn điểm nhấn, chọn khâu đột phá như việc chỉ đạo tổ chức phát động từ đầu năm, từ đầu nhiệm kỳ gắn với việc ký giao ước thi đua; chỉ đạo tổ chức ra quân, tổ chức đồng loạt các hoạt động ở tất cả các cơ sở Đoàn, tạo hiệu ứng rộng khắp thể hiện sự quyết tâm cao của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi thông qua các hoạt động như: phát động Tháng Thanh niên; chiến dịch thanh niên học sinh – sinh viên tình nguyện; chương trình “thắp nến tri ân "; “thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng Nông thôn mới", phong trào" thanh niên làm giàu ngay tại quê hương", thu hút động đảo thanh thiếu nhi tham gia; đặc biệt phát động phong trào thi đua gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và cuối năm tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, tổ chức và thực hiện.
Mùa xuân đang nở hoa kết trái. Tháng 3 tháng hành động của tuổi trẻ đang hứa hẹn bao thành quả. Tuổi trẻ đang bước vào những ngày mới, tháng mới cho một năm mới...
Nhắc tới và suy ngẫm về câu nói của Bác Hồ, tuổi trẻ hôm nay hãy bắt đầu từ một việc làm có ích, dù lớn hay nhỏ cũng sẽ góp phần làm cho mùa Xuân xã hội luôn tươi tốt như mùa Xuân của đất nước.
     19/3/2016
        V V L

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA





"Tể tướng Lưu Gù"
Chỉ có trong dân gian.
Còn Hoà Đại Nhân bằng xương bằng thịt.
Tính cách Lưu Gù ai ai cũng thích
Cuộc đời ông thanh bạch đến thương.
Nhưng cũng chỉ thế thôi.
Chẳng ai theo ông để khổ luỵ đủ đường.
Như đời quan trường,lên voi, xuống chó.
            * * *
Hoà Đại Nhân sống đời giàu có.
Hơn cả vua
Tuy ai cũng khinh thường...
Nhưng mặc thiên hạ chê cười
Ông vẫn sống đế vương.
Bởi ông nghĩ :
"Chết vì đói, khát, gió sương...
Chứ nào ai chết chỉ vì bị khinh bỉ.
Thì nặng lòng chi
Ta cứ sống cho ta."
              * * *
Đó là chuyện xưa
Tận bên nước Trung Hoa
Còn chuyện ở ta
đâu là xa lạ.
Kẻ xu nịnh
Ở đâu cũng đều thế cả
Luồn cúi cấp trên
hách dịch kẻ dưới quyền.
Núi bạc, đồi tiền.
Nhân cách vẫn thấp hèn là vậy.
***
Đời thế đấy.
Bụng đầy dao găm
vẫn nói ngọt đầu môi.
Như cặp bài trùng
Chú chú, tôi tôi.
Kẻ trơ tráo
người cúi luồn thế cả
Bởi ngưu thì tầm ngưu
mã thì tầm mã...
Dù nước láng giềng hay ở quanh ta
Kiểu người như Hoà Đại Nhân
Đâu là chuyện lạ nước nhà
    4/8/2013

TIỄN ĐƯA ĐỘC TÀI

















Cờ tàn còn dở bài bây
Xếp lung tung hết, tội này do ai
Phải đâu năng lực, hiền tài
Chợ chiều bán ghế cho vài gian thương
Mười ba La Hán Tây phương
Chỉ ngồi chau mặt đã tường hay chưa
Lộn sòng cá sáo nấu dưa
Ngày tàn bạo chúa tiễn đưa độc tài...
6`/2015

Mời đọc
CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương ?

Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe từa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn....

Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân ?

Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu ?
Sống lại cho tôi hỏi một câu:
Bác tạc bấy nhiêu hình khô hạnh
Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau ?

Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu.

Đứt ruột cha ông trong cái thuở
Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu ánh dương.

Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la
Sờ soạng, cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ám, nửa sương tà.

Các vị La Hán chùa Tây Phương!
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.

Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.

27-12-1960



Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

KHÔNG NÓI LỜI YÊU


















"Anh yêu em...",
Lời nói tự con tim
Cái nhìn nói lên tất cả
Có duyên số
Cái gì đến rồi sẽ đến
Lời yêu thuơng đâu cứ phải thành lời
***
Nhưng với anh, em ơi
Lời yêu không được nói
Dạ bồn chồn day dứt không thôi
Những đêm dài chập chờn không ngủ
Tái tê lòng, nghe giọt sương rơi
Xa không nhớ
Yêu thuơng không ngỏ
Tắt lửa lòng, vàng đá cũng phai
Anh biết rõ
Nỗi niềm riêng chôn chặt
Lời yêu thương nói lắm cũng nhàm
***
Tình yêu vốn muôn đời vẫn vậy
Đâu kể trẻ già, ngang trái, gần xa.
Khi đã yêu nhân gian đều thế
Tim u mê lạc cả lối về...
  4/4/2014

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

CHÁU ĐI MẪU GIÁO































(Tặng Tich Tru và Minh Hằng cháu ngoại tôi)
Bao ngày thắc thỏm đợi trông
Ngày cháu đi học mà mong cả nhà
Nỗi niềm chẳng dám nói ra
Lo hơn cả cháu là bà đó thôi
Ba lô đủ thứ trên đời
Băn khoăn sợ thiếu lại lôi ra tìm
Vỗ về nói để cháu tin
Thực ra là để động viên chính mình
"Cháu ơi ! Cháu làm học sinh.
Cả nhà Mẫu giáo, riêng mình cháu đâu..."

***
Sớm chiều quấn quýt bên nhau
Đi học lại khóc, để đau lòng bà
Cách trường nào có bao xa
Ngóng trông, chờ đợi vào ra bần thần
Rồi thì khi đến bữa ăn
Buổi trưa đi ngủ cháu nằm cùng ai ?
Một ngày vắng cháu thêm dài
Mới mươi lăm phút tưởng hai ba giờ.
Đi học, ông đón, bà đưa...
Mà sao như bé chẳng vừa lòng đâu...
***
Trăm sông về một biển sâu
Trăm dâu chỉ đổ một đầu tằm thôi
Mầm Non ươm hạt cho đời
Mong cô dạy cháu nên người nghe cô !
3/2015

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

ĐÊM NÔ EN GIÁ LẠNH







Nô En này lạnh lắm em ơi 
Anh đơn lẻ trong dòng người về kính Chúa
Lòng chạnh nhớ, phương trời Nam nơi đó
Có tình yêu, một thuở Chúa cho mình
Trong tâm ta, chung Đức Chúa chứ đâu riêng 
Như chung một Thủ đô, một thiêng liêng Tổ Quốc
Sao cứ bắt “phải nhập gia” mới được 
Để đôi ngã, đôi đường
Bởi chung trời, khác một Đức Chúa tôi
***
Thấm thoát thoi đưa 
“Ngày tận thế”, qua rồi 
Ta vẫn sống trên đời 
Để nhớ khôn nguôi, mùa Nô En ấy
Em trong đó, Chúa sưởi ấm lòng là vậy 
Anh ngoài này, lạnh tím tái bờ môi
Không phải tín đồ
Khác đạo, chung đời
Nên mỗi đứa mỗi nơi
“Tôi tin ông, như tin Đức Chúa Lời”(1)
Nhưng Chúa trên cao, ai nào với tới 
Để bị đóng băng đến từng lời nói
Đau cả đời. Chịu cái rét thiếu em thôi 
Nô En này, như lại lạnh thêm rồi 
Cây thông xanh, tuyết trên cành lấp lánh 
Đơn lẻ mình anh, đi trong giá lạnh
Cay đắng số phận mình
Sao bất hạnh, Chúa Trời ơi! 
24/12/2012
(1) Lời nhân vật Acto trong “Ruồi Trâu” của nữ văn hào LiLiAnvoinixo