Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

BÀ XÃ MỆT RỒI



















Mọi hôm bận việc luôn tay
Vườn tược, nhà cửa, tối ngày lo toan
Cơm, nước để con đi làm
Đánh thức cháu dậy, cho ăn, đến trường
Bao nhiêu công việc đời thường
Hôm nay bỏ đó, trên giường lặng yên
Màn đôi để lững cánh dèm
Khép hờ đôi mắt, thiếp chìm trong mơ
Còn bao nhiêu việc đang chờ
Ốm mà nào được phút, giờ thảnh thơi
Các con mỗi đưa mỗi nơi
Đầu tuần chúng bận, việc thời gấp đôi
Chăm nhau, giờ mỗi ta thôi
Đông con, khi ốm vẫn tôi với bà.. .!
09/11/2016

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

THOẢI MÁI PHƠI BÀY










Thoải mái nào hơn cái thời nay
Thật giả, điêu toa lẫn lộn, bày
Người sống sờ sờ phao tin, chết
Hình potosop bảo lườm đây !
Cóc cụ, nịnh đời khen nhau, đẹp
Chán phèo, đũa lệch vẫn khen, hay
Chém gió ào ào, lên Fay, nổ
Ghét yêu, thật giả lắm kiểu, hay
8/10/218

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

VÀO VỚI TRUNG ĐOÀN





Ta vào với Quảng Trị thôi
Về chiến trường cũ, về nơi bạn nằm
Về miền quê đã bao năm
Gắn bó, tình nghĩa quân, dân sâu dày
Bên đài chứng tích mới xây(*)
Viếng thăm đồng đội đất này máu, hoa
Thăm dòng Thạch Hãn hiền hoà
Một thời chiến địa chói loà đạn bay
Thắp tâm nhang, bạn nơi này
Thân xây Thành Cổ, máu đầy nên sông
Tám mốt ngày đêm, hoá anh hùng
Quân thù một tấc chiếm không nổi thành
Nằm lại đây, mãi tuổi xanh
Trái tim bất tử hoá thành lời ca(**)
45 năm đã đi qua
Mười ngàn chiến sĩ
Máu là hoa dâng đời
13/9/2017
(*) 15/9/2017 khánh thành Đài chiến tích bên dòng Thạch Hãn Kính dâng linh hồn đồng đội đã hy sinh của Trung Đoàn 48 Quang Sơn,  và các đơn vị bạn
(**) bài "Ru anh ngàn năm"của Đặng Ngọc Thăng !

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

KHAI MAN HỒ SƠ LÀM THƯƠNG BINH GIẢ, BỆNH BINH GIẢ ĐỂ HƯỞNG CHÍNH SÁCH LÀ SỰ THAM NHŨNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI CẢ ĐỜI



















Gần đây, tình trạng làm hồ sơ giả về Thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam... để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng lan rộng, khiến dư luận bất bình. Một số nơi cơ quan quản lý nhà nước đã phải vào cuộc, thanh tra, xem xét và xử lý.
Dân tộc Việt Nam, với đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây... đã thành truyền thống quí báu. Đặc biệt những người vì Tổ Quốc, vì nước vì dân mà cống hiến, hy sinh thì càng được nhân dân tôn vinh và đời đời ghi nhớ công ơn. Truyền thống cao đẹp đó, luôn được Đảng, nhà nước ta gìn giữ phát huy
Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn do chiến tranh để lại. Nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cố gắng làm tất cả những gì có thể, trong việc xem xét, quyết định công nhận các đối tượng người có công và trong thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước.
Đã có trên 9 triệu người được công nhận là người có công. Trong đó có gần 1,2 triệu liệt sĩ, 500.000 thân nhân liệt sỹ, trên 640.000 thương binh, 497.000 bệnh binh, chất độc da cam...
Hiện cả nước có trên 1,4 triệu người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng
Qua mấy chục năm thực hiện chính sách xã hội. Các đối tượng người có công cơ bản đã được Nhà nước xem xét công nhận. Chế độ chính sách ưu đãi được tổ chức thực hiện tích cực, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đây là một cố gắng lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta.
Lợi dụng tính ưu việt đó, một số người vụ lợi, tuy không đi chiến trường, không chiến đấu, không bị chất độc da cam, thậm chí không bị thương, đã móc ngoạc với kẻ có chức quyền thoái hóa,dùng tiền lo lót chạy chọt để làm hồ sơ giả thương binh, bệnh binh
Việc làm hồ sơ giả, lập đường dây chạy làm hồ sơ giả thương binh, bệnh binh, chất độc da cam, để hưởng chế độ ưu đãi, làm bất bình trong nhân dân, chia rẽ, phân biệt số cũ số mới, gây mất đoàn kết ngay trong nội bộ những người đang hưởng chế độ ưu đãi
Địa phương là nơi thực hiện chế độ chính sách cho người có công, anh em cán bộ cũng thiếu phấn khởi, vì đối tượng họ phục vụ có những người gian dối, không xứng đáng để họ phục vụ. Việc xã hội hoá trong quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ người có công gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...thiếu phấn khởi, không muốn đóng góp tài chính. Sự tôn vinh của nhân dân giảm sút.
Như chúng ta đã biết: Chính sách xã hội là chính sách về con người. Sự gian dối, bất công trong xét duyệt, công nhận và thực hiện chế độ chính sách sẽ làm lòng người thiếu tin, bất an.
Làm giả hồ sơ để được công nhận thương, bệnh binh, chất độc da cam... Thực chất, đó là sự tham nhũng trọn đời chế độ ưu đãi của nhà nước. Chính là tham nhũng tiền thuế của nhân dân, mất công bằng xã hội trong hưởng ưu đãi, trong đóng góp nghĩa vụ, ưu tiên con cháu học hành và bố trí công việc, làm mất niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước.
Hơn lúc nào hết, dư luận trong cả nước đang cực lực lên án, phê phán hành vi gian dối thiếu đạo đức này và lên tiếng đề nghị Đảng, nhà nước, tiến hành tổng kiểm tra việc xét duyệt công nhận các đối tượng người có công. Nhất là đối tượng là Thương binh, bệnh binh da cam và thân nhân hưởng chế độ da cam.
Bóc trần đường dây chạy làm hồ sơ giả, xử lý nghiêm những cán bộ thoái hoá biến chất, ăn hối lộ, đưa hối lộ để làm và hưởng chế độ không đúng tiêu chuẩn. Thu hồi kinh phí trả lại ngân sách nhà nước, thiết nghĩ đó là việc cấp thiết, hợp với đạo lý và lòng người !
30/8/2018

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

HOÀI NIỆM













Nhớ Tết độc lập năm xưa
Làng quê sáng bừng cờ đỏ
Náo nức hân hoan mát từng ngọn gió
Vui cùng độc lập tự do
Đất nước ghi công ơn đức Bác Hồ
***
Tuổi ấu thơ đọng lại trong tôi
Cái Tết mới
"Gọi tên là Độc Lập..."
Không pháo nổ
Không bánh trưng bánh tét
Mà làng tôi nhộn nhịp tưng bừng
Bến sông quê
Dân chài về với phố
Nhà thờ ngân nga
từng hồi chuông đổ
Chợ chiều mấy mế địu con theo
***
Trẻ nít chúng tôi xem người lớn mổ heo
Sân Hợp Tác, sớm chiều Văn nghệ
Hội trại Thiếu niên tưng bừng đến thế
"Tết Độc Lập" vui như nhau
Không kể giầu nghèo
Tất cả chung vui
Náo nức cùng nhau buổi đầu lập nước
Không phân biệt đạo đời
Miền ngược miền xuôi ..
Độc Lập chung cho tất cả mọi người
Ôi !
Dẫu quá lâu rồi
Tết ấy mãi trong tôi
***
Đã bao năm qua
Quốc Khánh, người quên, người nhớ mãi.
"Tết Độc Lập "- nay ai người nhắc lại ?
Cuộc sống thương trường
Dòng đời mê mãi
Lớp trẻ biết gì đâu ?
Người lớn chỉ thở dài...
9/2012

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

ĐÂU TẠI MƯA NGÂU











Em hẹn rồi em có về đâu
Cách mấy sông cách mấy nhịp cầu
Chính em hẹn,
rồi em lại lỡ...
Để ai chờ, buồn nẫu mưa Ngâu

Em hẹn rồi em có về đâu?
Nhạt phai tình ta chẵng cần nhau
Lời đầu môi cuốn bay theo gió
Dại khờ tin, nên để lòng đau ?

Em hứa rồi em lại quên mau
Tháng 7 này em có về đâu?
Bởi một lẽ bể dâu tình ái
Đâu tại trời ?
Đâu tại mưa Ngâu !

Em hẹn rồi, nhưng chẵng về đâu
Bởi hết rồi không cần có nhau ?
Khi cận kề  con tim nói vậy
Nhưng xa rồi ...em nỏ về đâu !
   21/7
 Mùa Ngâu

NỊNH LÀM ĐẢO ĐIÊN


                                                                                                                         


Biết rằng chẳng thật lòng đâu
Trên Fay vẫn thích những câu nịnh đời
Phải chăng mật ngọt chết ruồi
Thích chơi trống bỏi, thích lời dối gian
Thích khen”phong độ đàng hoàng
Khen thơ con cóc, khen còn đẹp trai”!

Khen trẻ mãi, khen lắm tài
Nghe điêu vẫn sướng lỗ tai lão già
Khổ nhất vẫn là các bà
Cứ khen xinh, đẹp ... thế là mừng rơn
Nguôi cả tức, quên cả hờn
Một câu nịnh, sướng còn hơn được vàng !
Trách chi cảnh của các quan
Quà cùng với nịnh lại càng khoái ưa
Phải chăng: không mất tiền mua
Hay là Sếp thích..., cho vừa lòng đây ?
“Trung ngôn nghịch nhĩ..." mà cay
Nịnh nhau như kiểu thế này...! Ngán ghê!
14/8/2018

LỚN MẠNH TRƯỞNG THÀNH























Ngày 19/8/45
Ngày truyền thống CAND
"Vì nước quên thân
Vì dân phục vụ"

Rực rỡ chiến công cho màu cờ thêm đỏ
***
Tổ Quốc hoà bình
nhưng máu các anh vẫn đổ
Cho bầu trời xanh và cuộc sống mãi yên lành
Hơn 70 năm
Chiến đấu, dựng xây
Lớn mạnh trưởng thành...
Những chiến công lừng danh
Những hi sinh âm thầm, lặng lẽ
Vinh nhục
Anh hùng
Sống còn và cái chết !
Cuộc chiến đấu không kém phần quyết liệt
Kẻ thù không tên
Tham nhũng
Bạc tiền
Chức quyền và biến chất
Kẻ dấu mặt bao giờ cũng thế
Chúng nó
Bóng đêm
Cùng tội ác đồng hành
Nhưng
Dẫu lủi sâu trốn tránh
Dù cho có muôn vàn mối mánh
Không thoát khỏi lưới trời lồng lộng - Nhân dân
Chúng run rẫy cúi đầu
trước vành móng ngựa ăn năn
***
Ngày 19/8 truyền thống công an nhân dân
Mong được khắc sâu lời Bác trong tâm
Tổ quốc
 Nhân dân
 Chế độ vẫn cần các anh có mặt
Làm đúng lương tâm
Đúng phần chức trách
Hơn lúc nào lực lượng cần
Dũng cảm
Trí tuệ
Lương tâm
Để mãi xứng danh là CÔNG AN NHÂN DÂN !
19/8/2018


Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

PHONG THỔ MÙA MƯA





Phong Thổ mùa này
mưa nhiều lắm phải không em ?
Ải biên cương
Núi non điệp trùng biên giới(*)
Mưa triền miên
Lũ ống thành suối mới
Chân lội bộ
Dép chẳng còn bám nổi
Người và xe, bùn ngập giữa đồi...
***
Phong Thổ mùa này mưa vẫn cứ trắng trời
Núi sụt lở, những ngôi nhà lũ cuốn
Năm học mới với bao bề bộn
Em đến trường, vượt đèo dốc đường trơn
***
Những cơn mưa vẫn cứ dập dồn
Xa phố Huyện
Lũ ngăn đường về bản
Lớp học vùng cao bao nhiêu thiếu thốn
Điểm trường đơn sơ
Vách phên hở gió lùa
Sách vở rách
Thầy, trò vương bùn lấm
Mỗi mùa mưa về... thương lắm các em tôi
***
Phong Thổ
Mảnh đất nặng tình người.
Rời phố thị thân yêu
Em đến đây
Nơi địa đầu biên cương ấy
Người Kinh, Lô Lô, Thái, Mông, Hà Nhì, Dao, Dáy...(**)
Gian khổ cùng nhau, đoàn kết xây đời
***
Mong được sẻ chia lành, rách,... tình người
Manh áo ấm, phòng cho mùa lạnh giá
Cuốn vở mới... cả lời động viên nữa
Cho những người thầy dạy chữ chốn xa xôi
***
Mưa sẽ tan, nắng ấm đã lên rồi
Em đến lớp với nụ cười rạng rỡ
Những nhánh hoa rừng.
Chậu phong lan bừng nở
Như đón chào vào năm học mới với em tôi...
7/8/2018
(*) Huyện có gần 100 km chung biên giới với Vân Nam Trung Quốc
(**) Các dân tộc Huyện Phong Thổ
Chùm ảnh từ Phong Thổ gửi về

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

CACH MUỐI DƯA CẢI LÊ












Rau cải Lê vùng quê Yên Thái, Yên Định, Thanh Hoá chủ yếu chỉ để muối dưa, một loại dưa muối vàng ươm, ăn ròn tan, vị chua ngọt, ngon tuyệt vời. Loại rau này khi tươi, nếu dùng nấu canh hoặc các món xào, bao giờ cũng có vị nhần nhận đắng, đấy mới chính là cải Lê. Bởi vậy cùng là loài rau cải, nhưng chủ yếu để làm dưa, được gọi tắt là dưa Lê, làm nhiều người nhầm tưởng đó là một loại quả.
Xưa, dưa Lê, Yên Thái được gieo hạt ngoài bãi bồi phù sa sông Mã. Giống dưa thân tròn, lá nhỏ và thưa, xanh tốt do phù sa, không ai bón phân bao giờ, kể cả phân hữu cơ, chứ chưa nói đến phân hoá học. Dân nơi đây có kinh nghiệm chọn rau và muối dưa, có nhà muối vào cả chum lớn, dùng ăn quanh năm
Đã gọi là dưa Lê, rau để  muối dưa, phải chọn đúng chính gốc dưa làng Lê, không bón phân hoá học, ít lá, có ngồng, nhưng ngồng mới loáng thoáng nụ và chưa trổ hoa.
Dưa tốt, dài không quá 30- 35cm, mập, dòn, khi hái thường được ngắt, bẻ bằng tay, ít khi dùng dao, liềm.
Dưa để muối, nếu cải chưa có ngồng, thường hay bị nhủn, úng vì rau còn non, dưa không vàng không ròn. Nhưng dùng loại rau mà ngồng đã ra hoa, thậm chí đã bung nhiều hoa, là rau bị già, dưa ăn không còn ngọt, dai, nhá phải bỏ bã.(Rau cải ngồng là vậy)
Rau thu hoạch về, được làm cẩn thận, rửa sạch từng kẽ lá, không còn đất bám, bỏ lá sâu, lá già, rửa sạch nhưng không làm nhàu rau. Sau đó để cả cây, xếp nơi sạch sẽ, thoáng mát phơi cho ráo nước, khi lá se se héo, hơi teo thân là được. Phơi chưa khô, còn nước, dưa muối dễ nhũn. Phơi khô quá, dưa dai, mất ngon. (Khó chứ không dễ đâu)
Khi muối, tuỳ người sử dụng, có thể cắt đoạn ngắn hoặc để cả cây, đến khi ăn sẽ cắt vừa miếng.
Dụng cụ muối dưa thường là các âu vại gốm nhỏ và vừa. Có gia đình dùng cả chum 200- 500 lít muối dưa để ăn quanh năm. Chum, vại, vĩ, hòn nén phải sạch sẽ, khô nước. Muối dùng để muối dưa là muối trắng, tinh khiết là tốt nhất. Không dùng muối iot. Tuyệt đối không bỏ mì chính, không bỏ đường, hành, giềng... và gia vị khác sẽ làm dưa nhanh lên men, dễ bị úng và làm mất đi hương vị dưa (Trừ khi muối ăn sổn và là rau cải khác, to lá, to bẹ, không có thân, không phải là dưa Lê)
Rau đưa vào muối được xếp thứ tự từng lớp vào vại hoặc chum. Mang bao tay ni lonl vệ sinh, để da tay không làm hỏng dưa (Ngày xưa chưa dùng bao tay nilonl, khi muối dưa, các cụ bắt rửa tay sạch đến nhợt da tay, trước khi muối dưa. Vợ chồng trẻ, sáng mai các cụ còn cấm không được muối dưa). Vò nhẹ cho rau không còn xơ cứng, nhưng không bị nhầu nát. Cứ  vài lớp rau lại rắc muối cho đều, nhưng hết sức chú ý kẻo nhiều muối sẽ mặn, nhưng nếu không đủ mặn lại hay bị khú. Vĩ và hòn nén đủ nặng, nén kín dưa. Khoảng 2- 3ngày là dưa bắt đầu ngấm muối và lên men chua. Thường là khi nước từ vại dưa nổi ngập vĩ nén là dưa đã chín, đem sử dụng được.
Bởi thế, muối dưa là cả quá trình khoa học và phải theo từng bước quy trình nghiêm ngặt là vậy.
Khi dùng dưa, chú ý chúng ta phải dùng đũa sạch, không có dấu mỡ, cá tanh hoặc thức ăn để lấy dưa. Lấy xong phải nén lại kỉ càng, cho dưa ngập trong nước dưa, để tránh nhủn hoặc nấm mốc. Khi ăn, dùng dao, kéo inoc cắt cho vừa miếng, có thể nêm tý mì chính hoặc bột ngọt
Dưa Lê ăn kèm thịt đông, thịt ba chỉ, chấm nước mắm Nha Trang, Phú Quốc, Thanh Hương, Ba Làng ... thì ngon nhớ đời. Nhiều người thích dưa Lê chấm nước mắm, ăn cùng với cơm gạo mới, hoặc chan cơm với nước dưa. Dưa Lê ngon, kho với cá rô đồng thì chết xuống âm phủ vẫn còn nhớ. Dưa mà khú, mà úng chỉ có nước đào hố mà lấp, xào nấu gì cũng không sài nổi.
Dưa ăn thừa tuyệt đối không cho lại vào vại, kẻo hỏng cả vại dưa. Dưa khi muối đã yêu cầu kỉ thuật, khi dùng cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc trên, thì dưa Lê mới thật sự là món ăn ngon và bảo quản được lâu. Đây cũng là cái khó, cái nan giải cho những người làm dưa Lê muối hàng hoá và xuất khẩu ...
Ngày nay dưa Lê có nhiều loại và còn bị mạo danh. Cách muối, cách ăn cũng đa dạng, kiểu thời đại mì ăn liền. Với tôi, cách trồng, cách chọn, cách muối dưa được ông bà dạy cho vẫn còn in đậm không phai mờ và tôi vẫn dạy các con tôi cách muối dưa như thế.
13/7/2018



Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

CHIỀU NGÃ BA BÔNG
















Chiều về trên Ngã Ba  Bông(*)
Hoàng  hôn nhuộm đỏ bến sông  quê nhà
Nghe đâu đây vẳng tiếng gà
Ngân dài theo sóng la đà mặt sông
Một vùng trời nước Ba Bông
Buồm khoe đủ sắc gụ hồng trắng nâu...
Hội lưu sông Mã tách nhau 
Xuôi Đò Lèn đổ biển sâu sớm chiều
Đôi bờ lắng đọng tiếng tiêu
Chuông  nhà thờ đổ, sáo diều  dắt reo
Cay nồng  khói mái tranh nghèo
Nôn nao lòng nhớ  buổi chiều Ba Bông
***
Đã qua nhiều những bến sông
Ba Bông vẫn nhớ, trong lòng vẫn mong
Mát chèo  thuyền  nhẹ xuôi dòng
Mà sao trong dạ trong lòng chẵng an
Thiếu bãi ngô, vắng gió ngàn
Gà nhà ai  gáy tiếng vang  sông dài
Binh minh lên môt ngay mai
Phù sa ai để ngấn dài bên sông
***
Quê người đêm nhớ Ba Bông
Phương đông trời đã rạng hồng bình minh!
10/2011
Đêm sông Hậu, nhớ Ba Bông
(*) Ngã Ba Bông nơi giao lưu của các con sông Mã tách dòng về Lèn và Sầm Sơn, 
nơi con gà gáy 5 huyện Yên Định, Thiệu Hoá,Vĩnh Lộc, Hà Trung, Hoằng Hoá cùng nghe

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

TÁM MƯƠI NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG











Thành lập Đảng bộ hôm nay
Bồi hồi nhớ lại tháng ngày đã qua
Chặng đường của máu và hoa
Tám mươi năm, bản hùng ca tuyệt vời
***
Đất nước thuở hơn trăm năm trước
Dưới gót giày xâm lược ngoại bang
Bạo tàn đế quốc sài lang
Dân bị áp bức cơ hàn lầm than
Bao nhiêu người đi làm cách mạng
Vẫn mịt mùng đêm tối chưa tan
Nhà Rồng bến cảng miền Nam
Bác đi cứu nước, mở trang sử vàng

“Người ra đi tìm hình của nước...”(1)
Bôn ba khi đến được nước Nga
Luận cương Xô Viết- Cộng hoà
Soi đường Cách mạng nước ta rạng ngời
Như bình minh, xua tan đêm tối
Đảng ra đời hạnh phúc dân ta
Trời cao biển rộng bao la
Bát cơm, tấm áo hương hoa hồn Người...”(2)
Và từ ấy Đảng soi ánh sáng
Như hào quang lan tỏa muôn nơi 
Công - Nông liềm búa rạng ngời 
Chung tay cứu nước, cứu nòi Việt Nam
***
29/7 Tại làng Hàm Hạ (3)
Xứ Thanh là Chi bộ đầu tiên
Giặc thù khủng bố triền miên
Vẫn không ngăn nổi búa liềm, cờ sao
Năm 38, mùng 10, tháng 6
Ngọc Vực nơi Chi bộ Huyện Yên(4)
Tám người Cộng sản trung kiên
Là hạt giống đỏ, ươm lên anh hùng:
Mạch, Môn, Quý,  Ái, Hoạt, Tung
Giáp, Khuyên, trang lứa tuổi cùng đôi mươi (5)
Từ ngày Chi bộ ra đời
Như thuyền có lái ra khơi vững chèo
Hội dân nghèo cùng học quốc ngữ
Ái hữu chung tương tế giúp nhau (6)
Tổng duyệt lực lượng mai sau
Chống sưu, giảm thuế, yêu cầu tăng lương
Biểu tình phản đối Huyện Tương
Tẩy chay Cai Soạn, lý, hương một phường (7)
Tập quân sự, đánh phủ đường
May cờ, mua súng bốn phương luyện rèn
Tổng khởi nghĩa Uỷ Ban Kháng chiến(8)
Lãnh đạo dân giành lấy chính quyền
Tuyên ngôn độc lập được tuyên
Cờ sao rực rỡ đất Yên Định này

Bọn đế quốc diều hâu hiếu chiến
Mỹ- Pháp càng hung hãn cuồng điên
Chúng gây chiến cả hai miền
Hòng định bóp chết chính quyền nhân dân
Cùng toàn quốc trường kì kháng chiến
Yên Định bước vào cuộc trường chinh
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”(2)
***
Pháp bại, Mỹ dã man xâm lược
Định lâu dài chia cắt nước ta
Hai miền giới tuyến đặt ra
Giang sơn đôi ngã, một nhà đôi nơi
Cách mạng bước sang thời kì mới
Chống Mỹ và lao động dựng xây
Hậu phương, tiền tuyến chung tay
Địa linh nhân kiệt đất này vinh danh
Năm 61 Bác về Thanh Hoá
Yên Trường vui, vinh dự đón Người
Làm theo lời dạy của Người
Định Công điểm sáng ra đời từ đây
Và từ ấy trên đường đi tới
Phát triển mạnh kinh tế nơi nơi
Khai hoang, nông nghiệp, chăn nuôi
Văn hoá - Xã hội,  giao thông, trạm, trường 
Lâm Tâm, Quý Lộc, Thọ, Trường
Hoà, Bình, Long,Tiến, Liên, Tường, Hải, Tân..(9)
Sự nghiệp Cách mạng toàn dân
Sức mạnh hợp tác muôn lần biển khơi
Góp công, góp của, sức người
Quân, lương chi viện tiền phương kịp thời 
Đánh Mỹ cút- Ngụy nhào rồi
Khải hoàn toàn thắng, rạng ngời Việt Nam
Anh hùng lực lượng vũ trang
Nhà nước phong tặng vẻ vang đất này
***
30 năm trên đường đi tới
Yên Định đang đổi mới từng ngày
Nông dân, nông nghiệp từ nay
Huyện nông thôn mới chung tay vun trồng 
Lần thứ 2- Phong anh hùng
Thời kì đổi mới thỏa lòng ước mong
***
Công ơn ghi tạc trong lòng
Tám mươi năm dưới cờ hồng Đảng ta
Một chặng đường máu và hoa
Kết liên thành bản hùng ca dâng Người !
5/5/2018
Viết nhân kỉ niêm 80 năm thành lập Đảng bộ Yên Định (10/6/1938-10/6/2018)
(1)Thơ Chế Lan Viên
(2) Thơ Tố Hữu
(3) Làng Hàm Hạ xã Đông Tiến
(4) Làng Ngọc Vực xã Yên Thịnh
(5) Tên của 8 đảng viên cộng sản lập Chi bộ đầu tiên của huyện Yên Định
(6) Các tổ chức hợp pháp do Cách mạng lập ra trong thời kì Mặt trận Bình dân
(7) Tương, tên của Tri huyện Yên Định và Cái Soạn tên Chủ đồn điền Bát Soạn
(8) Chủ tịch UBKC Bùi Kính Thăng
(9) Những xã tiêu biểu giai đoạn này

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

KHOE...




Khoe là thuộc tính của người
Mấy ai sống ở trên đời không khoe
Khoe nơi làm, lắm màu mè
Khoe giỏi mối mánh, khoe phe cánh nhiều
Khoe khéo nịnh, được tin yêu
Sếp thương, nói hộ một điều xong ngay
Khoe uống rượu, không biết say
Gặp là gắp, rót, lên FAY pos liền
Khoe xe, biệt thự, bạc tiền
Khoe đi du lịch mọi miền thế gianKhoe xuống biển, khoe lên ngàn
Khoe ăn đặc sản, nhà hàng những đâu
Khoe bằng cấp, tiếng Tây, Tàu
Khoe xinh, mông, má.., khoe đầu đen lâu
***
Bệnh khoe như một nhu cầu
Vui cùng bạn hữu, giống nhau ta mình
Riêng chuyện tham nhũng, ngoại tình
Không khoe, im lặng, làm thinh xuống mồ
15/4/218

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

MỘT GIÃI BỒNG NGA

















Từ lâu tên gọi Bồng Nga
Cầu Chày một nhánh tách ra sông này
Uốn tròn như tựa vòng tay
Nâng niu bồi đắp đất này quê ta
Từ Định Bình qua Định Hoà
Chảy vào cùng điểm chảy ra cùng dòng
Rồi xuôi qua ngã Ba Bông
Để chung dòng đổ Biển Đông đêm ngày
Quê tôi một dãi Cầu Chày
.."Sáng Bồng Nga lại tối ngày Bồng Nga.." 
Đã thành thơ, đã thành ca
Vựa cá, vựa lúa Định Hoà lừng danh
Đôi bờ làng xóm yên bình
Bồng Nga nên nghĩa, nên tình lứa đôi
***
Vẫn là bên lở bên bồi
Dòng sông tắm mát tuổi thơ thuở nào
Bây giờ tuy tuổi đã cao
Con sông hoài niệm đi vào đời tôi
Xa quê hơn nửa đời người
Mà lòng vẫn nhớ khôn nguôi quê nhà
Nhớ sông tên gọi Bồng Nga
Lòng mong sao mãi quê nhà ...còn sông
5/5/2012

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

MỘT DÒNG SÔNG ĐANG BỊ BỨC TỬ




















Bồng Nga, một nhánh của sông Cầu Chày, chảy qua xã Định Bình, Định Hoà rồi lại hợp nhất với dòng chính tại làng Đồng Hà để rồi xuôi về ngã Ba Bông, qua Đò Lèn, đổ ra biển Đông. Xưa có câu"Sáng Bồng Nga, tối lại Bồng Nga”là vậy.
Sau hoà bình, một con đê trị thủy được nhân dân đắp ngăn úng lụt cho cánh đồng Hoà, Bình, Tân, Tiến, qua cống tiêu Nội Hà, hình thành nên sông Bồng Nga riêng biệt, uốn quanh bao bọc 10 thôn của Định Hoà, như là Long mạch, nuôi sống mảnh đất địa linh nhân kiệt này.
 Bồng Nga là nơi chứa nước tiêu úng, là nguồn nước tưới cho mùa nước cạn và cũng là nguồn hải sản, nhiều tôm cá, mà từ xa xưa đã lưu truyền câu ca"Định Hòa lắm cá nhiều tôm" là vậy! Sông mát lành, làng xóm trù phú, dân cư đông đúc, đoàn kết nhân ái,. Nơi Phủ Nhì với Điện Thừa Hoa linh thiêng thờ bà Ngô Thị Ngọc Giao, mẫu nghi thiên hạ, cũng là nơi có Chùa Thiên Phúc tôn nghiêm, với những rặng tre xanh bạt ngàn, mỗi mai lên và khi hoàng hôn về lại trắng những cánh cò.
Dân quê tôi tự hào có con sông tuyệt vời đã đi vào tâm hồn mỗi người và với cả trong thơ ca.Thế nhưng sông Bồng Nga đang bị bức tử
Liệu Bồng Nga, con sông thơ mộng, long mạch xã Định Hòa có còn Linh thiêng, khi mà nhà nhà lấn sông, hoặc được chính quyền cho đất làm nhà ven sông mà không yêu cầu làm mương thoát nước. Toàn bộ nước thải chưa xử lý, trực tiếp đổ ra sông, khi Trạm bơm tiêu úng Nội Hà được nâng cao cốt và dòng sông không chảy! Rồi thì các trang trại chăn nuôi gia súc, đặc biệt các trang trại lớn của các hộ ở Định Bình, ở Đồng Si, ở đầu làng Phang thôn ... thi nhau đổ nước thải ra sông Bồng Nga. Nước thải cùng với các bao tải lợn, gà chết, vất trôi sông, trong khi con sông lại được ngăn từng đoạn cách bức, làm nơi nuôi  cá, thả bèo. Đáy sông đang bị bồi đắp. Mặt sông đang bị thu hẹp. Mùa này nước cạn,  mùi xú uế tanh tưởi bốc lên, dù đã mang khẩu trang vẫn cảm nhận nặng mùi hôi thối... 
Sông Bồng Nga đang bị bức tử...Bồng Nga đang trở thành sông Tô Lịch...Sông sẽ chết vì ô nhiễm, sẽ trở thành con lạch, thành ao tù nước đọng, nếu Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Định Hoà không cứu chữa cho sông !
Về lâu dài, hãy mời thầy tư vấn, "mời thầy địa lý, mời đốc tờ, bốc thuốc chữa bệnh”, mời khảo sát thiết kế, mời tài nguyên môi trường và lãnh đạo các cấp xem xét, có quy hoạch cụ thể giúp địa phương
Về trước mắt, dân Định Hòa hãy tự cứu lấy Bồng Nga, tự cứu lấy mình bằng ăn ở cho sạch, không thải bẩn, vất bẩn ra sông. Huyện cũng cần kiểm tra nhắc nhở về vệ sinh môi trường của một địa phương Nông thôn mới. Không để tình trạng lấn đất, thu hẹp lòng sông. Chính quyền sở tại phải cho kiểm tra, đóng cọc chỉ giới.  Quy hoạch mương tiêu hai bờ sông, nơi xử lý nước thải ở khu dân cư, trước khi cho ra sông. Đất thổ cư, hộ nào khi làm nhà mặt sông, yêu cầu diện tích nhà ai nhà ấy phải làm mương dẫn nước thải trong phạm vi nhà mình, nối đến nơi xử lý chung. Có kế hoạch nạo vét sông và mở rộng lòng sông. Bờ Bắc đã bị lấn làm đường, thì thu hồi đất ngân sách ven sông, bên bờ Nam đang bị lấn chiếm để mở rộng lòng sông. Các đập qua sông, phải đảm bảo cầu rộng cho lưu thông dòng chảy. Tăng cường tuyên truyền ý thức trách nhiệm, vệ sinh môi trường trong nhân dân, cùng với tăng cường công tác quản lý nhà nước. Nhất là khi Khu Di tích Quốc gia Phủ Nhì, điện Thừa Hoa với kinh phí tu tạo trên trăm tỷ đồng đã được tôn tạo. Phủ Nhì linh thiêng, cùng sự tôn nghiêm nơi cửa Phật của chùa Thiên Phúc, quần thể du lịch Định Hoà sẽ là nơi phong phú hấp dẫn du khách .
Vì tương lại con em chúng ta. Hãy cứu lấy sông Bồng Nga khi còn chưa muộn!
3/2018

CÁI LẠ ĐÀN BÀ























“Trăm năm trong cõi người ta”
Đàn bà bí ẩn vẫn là xưa nay !
Kể chuyện họ, có hết ngày
Mỗi nhà mỗi cảnh, ra đây trình làng :
Này là chuyện của một nàng
Đêm chồng đi họp, sẵn sàng đi theo
Cô kia đâu phải túng nghèo
Cho chồng mặc rách, ra điều xấu trai
Đầu bù, tóc rối, râu dài
Càng già càng tốt, khỏi ai ngó ngàng
Có bà khi chồng ra đàng
Bắt chồng ăn mặc vào hàng đại gia
Tóc vuốt keo, sài nước hoa
Phong thái đĩnh đạc mới là yên tâm
Yêu, thương, hờn, giận, đúng tầm
Xấu chàng hổ thiếp, muôn lần nâng niu
Có chị, chồng được thương yêu
Nhốt nhà, mồi, rượu, liêu siêu sớm chiều...
Chuyện đàn, bà trăm vạn điều
Chuyện họ, kể biết bao nhiêu mới là
Có chuyện này chưa nói ra :
Thích nịnh, thích được tặng hoa, tặng quà...
    Viết cho
Hậu mùng 8/3

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

CHỢ BẢN XỨ THANH




Chợ Bản Yên Định xưa thuộc làng Bản Đanh, xã Định Tăng. Đây là chợ nông thôn của huyện Yên Định đã có từ lâu đời, nổi tiếng khắp Xứ Thanh, lan ra tận các tỉnh phía Bắc và bắc Trung bộ. Chợ chuyên trao đổi bán mua hàng hóa nông sản như trâu bò, lợn gà, cũng như công cụ sản xuất, hàng hóa tiêu dùng và đặc sản ẩm thực của các làng quê trong Huyện.
Chợ Bản ngày xưa phong phú và sầm uất lắm. Tuổi thơ mà được theo mẹ đi chợ Bản, nhất là phiên cuối năm, phiên 25 hoặc 30 Tết thì còn tuyệt vời hơn cả về miền cổ tích.
Này đây khu vực buôn bán trâu bò, lợn gà bao giờ cũng trên nền đất cỏ, đủ trâu béo, trâu gày, bò to, bò béo, nghé đẹp, bê ngon, với những thương lái xa gần, miệng bỏm bẻm nhai trầu,tiếng trả giá râm ran, tiếng vỗ tay đen đét. Những ông cò bò chuyên bán nước bọt, hay kẻ buôn đầu chợ, bán cuối chợ, lượn lờ như cá cảnh, dẻo mỏ, thánh thót khen, chê, xen lẫn tiếng bê kêu, lợn éc trong mùi gia súc khai nồng.
Này đây khu ẩm thực phong phú. Những mẹt bánh đúc bầy gọn gàng sạch sẽ, bên những lọ thủy tinh dậy mùi mắm tôm. Những chiếc bánh đa đầy vừng, những chiếc bánh xèo vàng rộm, trong chảo rán sôi ngậy mỡ. Những xấp bánh đa từ Vạn Hà lên, những buộc đậu phụ từ vùng Định Tân qua, chắc mịn, vàng au màu nghệ tươi, vẫn còn đang nóng...
Hàng bánh, kẹo những cột bánh cao lâu, bịch kẹo kéo xanh, đỏ, tím vàng, dẹt, tròn, ngắn, dài đủ cả. Dãy hàng rượu, men bốc thơm lừng với những khuôn mặt đỏ gay, chân bước liêu xiêu, cặp môi đã chép chép mà hàng nào cũng muốn xà vào nếm thử.
Đông tấp nập vẫn là dãy bán đồ cũ, từ quần áo, giày dép, chăn màn, từ đồng hồ, đồ điện tử, dao, kéo, đe búa đến bạc vàng, cái xe đạp quí giá... Thôi thì thượng vàng, hạ cám, hàng nội, ngoại, Tây, Tàu, đồ dân sự, quân sự, dài ngắn, sịn, dổm, xuân hạ thu đông, mới, cũ đủ cả, vì lý do nào đó đem đi chợ, cho đi ở. 
Xa chút về góc chợ phía đông, những bể rèn phì phò thổi lửa. Tiếng đe, búa râm ran. Những bác thợ rèn lưng áo ướt đẫm, tay bóng nhẫy mồ hôi quai búa. Những chị, những mẹ áo nâu chân đất, tay mân mê những con dao, cây kéo và cả những chiếc lưỡi cày thời chìa vôi hay 51cải tiến. Tiếng rít thuốc lào, tiếng mời chào ồn ào râm ran cả một vùng. Khu đồ gốm càng phong phú với những năng, niêu, nồi đất, chum, vại phong phú, to nhỏ đủ loại. Khi theo mẹ đi chợ, mẹ thường dọa, dẫm vào nồi đất là bị bắt đi ở, không được về, để khiếp hãi cho mãi đến giờ. Khu mũ nón, với những bóng hồng thướt tha, lặng lẽ chọn lựa, ướm chiếc quai thao hồng, đỏ ngắn, dài trong chiếc nón được quét dầu sơn trắng bóng, lấp lánh.
Dân gian thường nói "Đến chợ Bản, thượng vàng hạ cám, cái gì cũng có"là vậy, và lạ kì, một giờ trong giờ ngọ, chợ tuyệt nhiên không bóng một chú ruồi
Chợ Bản vùng quê Xứ Thanh này, trong hai cuộc kháng chiến đánh Tây, đánh Mỹ, phải di chuyển đến nhiều nơi như Duyên Hy, Định Hưng, Thành Phú, Định Tường... nhưng dù ở đâu, chợ đều giữ tên Chợ Bản, hễ có tên Chợ Bản là dân tự tìm đến. Chợ vẫn họp, chợ làm yên lòng người, chợ cho cuộc sống vượt lên cả chết chóc, bom đạn, đã thật sự đóng góp vào công cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta
Hòa bình, thống nhất đất nước, khi huyện lỵ Yên Định chuyển về Quán Lào, thì chợ không được về làng Bản Đanh cũ, mà được người ta cho chuyển đến xã Định Long, chi tiền, dành đất, lập"Chợ Đầu Mối", trong khi phía đông, cách quãng không xa đã có chợ Thị Trấn, phía Bắc, cũng cách vài trăm mét đã có chợ thuộc xã Định Liên và đặc biệt khi đất nước đang đổi mới, hệ thống chợ đang có những đổi thay căn bản.
Chợ đầu mối thuộc xã Định Long, nhưng"không đầu, không mối", khi nền kinh tế thị trường phát triển, hệ thống chợ búa thay đổi, dân đầu nậu thu gom hàng tận gốc rồi. Chợ chiếm mất bao nhiêu là diện tích đất nông nghiệp, tốn bao nhiêu tiền để xây ki ôt, bao tường. Nói như dân nói "quy ra lọ, sơ sơ năm 2 vụ cũng đã là bao nhiêu tấn rồi".
 Chợ không còn là chợ Bản bán lợn gà trâu bò trên bãi cỏ xưa nữa mà là trên nền bê tông, trâu bò dậm móng cũng khổ, nước đái, phân trâu bò, lợn gà không đất thấm, dưới nắng hè, khai thối thật không chịu nổi. Quanh chợ lại bao móng nhà trước khi bán đất... Giá cả, đắt rẻ, dân tình kiện cáo mãi... Trong khi cơ chế thị trường, cơ cấu hệ thống chợ đã thay đổi, nên chợ lập xong, chỉ lèo tèo người họp, rồi thôi hẵn. Do đó phải quãng cáo, gắn thêm hai chữ"CHỢ BẢN ĐỊNH LONG" nhưng vẫn chẳng có người vào. Dư luận cho rằng lập chợ ở vị trí đó không phù hợp, mà nên đầu tư cho chợ Thị Trấn và chợ Định Liên. Bởi trong quy hoạch lâu dài, vùng này sẽ là khu công nghiệp. Thôi thì dư luận ấy mà. Kệ ! Ai chấp với dư luận!!!
Nay khi vùng đất Yên Định, những Định Liên, Định Long, Định Tường, Định Bình, Yên Phong, Yên Trường, Yên Bái... cùng các xã trong huyện đã đạt chuẩn Nông thôn mới và đang công nghiệp hoá, đô thị hoá. Cùng với sự ra đời, phát triển của các nhà máy, xí nghiệp như may mặc, giày da..., cả trong nước, cả Liên doanh với nước ngoài, các khu công nghiệp cũng ra đời. Do đó yêu cầu dịch vụ, sự phát triển của dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại ngày càng cao. Do đó đã tự phát hình thành các tụ điểm mua bán dọc Quốc lộ 45, trước cổng các Công Ty, các nhà máy. Tình trạng tranh mua, tranh bán, gây nên sự lộn xộn, mất trật tự xãy ra, mặc dù“Chợ Bản Định Long”cận kề ngay đó nhưng vẫn không ai vào.
Sự tự phát tụ tập họp chợ gây lộn xộn, mất trật tự trị an, ảnh hưởng giao thông đã là nỗi lo của Chính quyền các cấp, của lãnh đạo các Công ty, nhà máy và của nhân dân. Nhưng hại thay, vẫn chưa có biện pháp tháo gỡ. Thực trạng hiện nay, ảnh hưởng của nó, nguyên nhân để xãy ra, trách nhiệm của ai, biện pháp tháo gỡ... Chắc lãnh đạo các cấp và nhân dân đã rõ và có biện pháp để giải quyết. Bởi lẽ không thể để tình trạng đó tồn tại và để lãng phí khu đất chợ này ?
Với góc độ Chợ Búa, thiển nghĩ nếu còn muốn giữ chợ, phải chăng chúng ta phải chủ động tu sửa, chỉnh trang lại Chợ Bản Định Long, sắp xếp lại vị trí các khu, các quầy trước đây đã có. Cắm biển đề tên vị trí. Ví dụ như khu nông sản, khu tạp hoá, khu công cụ sản xuất, bách hóa, hải sản, ẩm thực, kể cả nơi bảo vệ trông giữ xe.... Thông báo cho các hộ đang thuê sử dụng địa điểm khu chợ với giá rẻ mạt, kết thúc hợp đồng, trả lại mặt bằng cho chợ. Đi đôi với việc đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương khuyến khích người vào họp trong chợ của địa phương, như: không thu thuế chỗ ngồi, không thu lệ phí vào chợ, miễn phí giữ xe, có thể trong từ 6 tháng đến 1 năm. Đồng thời lực lượng chức năng phối hợp cùng Công ty, nhà máy, vận động nhắc nhở, yêu cầu mọi người không họp chợ trước cổng nhà máy, vào họp chợ đúng nơi quy định. Công khai vị trí ngồi bán ở chợ lâu dài và cả mức lệ phí sau này.
Chỉ có làm được như thế, dân tình mới yên tâm vào mua bán trong chợ, không lộn xộn tự họp ngoài cổng các Công ty nhà máy. Còn nếu không thì giải tán, chuyển mục đích sử dụng đất cho có hiệu quả, để lãng phí lắm rồi
Riêng ở Định Tăng, nơi chợ Bản Đanh xưa, họ xin phép và đã lập chợ mới, gần nơi chợ Bản xưa, nhân dân các xã Thiệu Thành, Thiệu Vũ, Thiệu Ngọc... Thiệu hóa và dân Yên Định ven Cầu Chày về họp chợ ngày càng đông vui...đó cũng là điều đáng mừng, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa trong vùng
Trộm nghĩ: Chợ búa giống như làm chuồng chim bồ câu, như nuôi ong mật ấy, to đẹp, theo chủ quan của con người chưa chắc ong hay chim đã ở, chợ họp đã họp đông.... . Từ  xây cái chuồng chim, tổ ong phải từ cái Tâm sáng của người làm thì cũng mới thành. Thế mới biết đời khó thật..!

CHỢ BẢN XƯA VÀ NAY
Quê tôi có chợ Bản xưa
Đã từng nổi tiếng bán, mua khắp miền
Năm ngày, chợ họp một phiên
(Mồng một âm lịch là phiên khởi đầu)
Tên chợ Bản có từ lâu
Nổi tiếng bán lợn, bán trâu bán bò
Rồi thì con cá con cua
Cái cuốc, cái xẻng cày bừa, kéo dao...
Mắm tôm, bánh đúc, thuốc lào
Rồi hàng quần áo, hàng bao hàng đồng...
Phiên nào họp, chợ cũng đông
Dịp mà giáp Tết còn không lối vào
Bán mua, trả giá ồn ào
Chợ vẫn là Chợ, mà sao ấm lòng
Giai thoại như chuyện thần thông
"Một giờ trong Ngọ, chợ không có ruồi..."
              * * *
Chợ Bản xưa đã mất rồi
Đầu tư chợ mới về nơi phố phường
Làm nhà, xây cổng, xây tường
Làm sẵn ki ốt, tư thương mời vào...
Thế mà không hiểu vì sao
Người thưa, mua bán ngại vào bên trong
Chợ thì còn rộng mênh mông
Người đến cổng chợ vẫn không chịu vào
Họp bên đường, biết tính sao ?
Tắc đường, giải toả mới vào bên trong
Đội quân đầu nậu tấn công
Gom thu ép giá, nhà nông vướng vòng
Khách xa nhiều khi mất công
Lặn lội vào chợ lại không có hàng
            * * *
Vẫn chợ Bản xã Định Tăng
Tên khai sinh cũ đã hằng chờ mong
Nhân dân trên dưới đồng lòng
Xin lập chợ mới ven đường chợ xưa
Đơn giản chợ là bán mua
Mà đã tấp nập tuy vừa "Cưới "thôi
Chưa tin đến chợ mà coi
Cho "mục sở thị", tay sờ tận nơi
              * * *
Chuyện của chợ
Chuyện cuộc đời...
Chim câu, ong mật tìm nơi mà về !
          Yên Định
    Đầu tháng Chạp



Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

TRỞ DẠ MỘT VÙNG QUÊ









Rầm rập ào ào
Như đợt sóng trào
Đường phố xanh, đỏ trắng, vàng... qua màu mũ, áo
Rõ từng Công ty, rõ từng tốp thợ
Người xe chen chân
Thị trấn đông vui, tấp nập lúc tan tầm
***
Những ruộng gần, đồng xa, 
lam lũ nông dân 
Vất vả quanh năm, vắt mũi, đút mồm, vất vưởng
Những mật, những sôi...  của từng thửa ruộng
Gắn bó đời người, 
một nắng hai sương
Công nghiệp hóa. Giờ đây thành công xưởng
Những nam nữ “lão nông chi điền...”
Chiều qua 
áo nâu, quần đen, tát nước, be bờ.
Sáng nay thành công nhân, xanh màu áo thợ…
Ngày làm 8 giờ
Tháng tháng nhận lương
Mệt nhưng vui- Sướng hơn làm ruộng!
Những nam nữ trung niên, ông già, bà cả. 
Tiền đền bù nhận rồi. Nhàn nhã, vui chơi.
Tuổi thì ất ơ, chân chậm, mắt mờ...
Vào nhà máy? Mơ cũng không đến lượt !
Đang ông chủ, giờ thành phụ thuộc
Một xuất lương con làm
Chi cả nhà- Mươi lăm ngày hết nhẵn !
Đói 
Đầu gối phải bò! Nghĩ lắm trò
Chẳng lẽ không làm, khi dạ muốn no?
***
Những chợ cóc ven đường, trước cổng Công ty
Tụ tập thương nhân-Thành thị trường to, nhỏ…
Chẳng lo một nắng hai sương
Tập: uốn lưỡi, dẻo miệng, tròn mồm, mời chào, cười gượng…
Xưa, quen nói lời thương
Nay, biết đanh đá như phường lừa đảo.
Dẫu có cái chợ to đùng mà chẳng ai vào.
Dù mái lợp, lầu cao 
Đất nông nghiệp thất thu, tốn bao tiền thuế ?
Chỉ thấy lũ con phe, lượn lờ như cá bể
Mắt điên đảo, chuyên nhìn vào túi áo người qua đường
Nơi chứa mắm muối, cà tương, 
con cá, lá rau, bắp ngô, cân gạo
Khi tan tầm ồn ào, xô bồ như vỡ chợ
Trả giá, ưng, chưa? Vội vã, bán lừa, mua tháo !
Cả ngày vắng nhà
Cha mẹ già, con thơ...
Cơm đã nấu, thức ăn còn chờ mẹ ào qua chợ...
***
Nông thôn
nông dân
mà giờ nông nghiệp thờ ơ
Hai vụ lúa, ăn chưa no
Lo đóng góp và còn cả lo“tự nguyện”.
Nào đã dư thừa, phải chi bao thứ nữa
Chẳng lẽ bỏ hoang, dù làm không hiệu quả
Chăn nuôi lợn gà, giá sao rẻ quá
Đô thị hoá... Thôi thì con đi làm thợ
Mình già rồi....Được mấy năm nữa mà lo?
Chỉ mong sao thế hệ tuổi thơ
Lớn lên có việc làm
Không phải lang thang đầu đường, xó chợ
“Nhàn cư vi...”
Vẫn vơ quanh bàn cờ
Đêm về, mơ đổi đời, do trúng số...
***
Đất vàng đấu thầu
Nghe thì rõ hay
''Bộ phận không nhỏ'', có chức quyền
Qua doanh nghiệp sân sau…Móc nối thắng thầu, bỏ tiền  ra mua tất!
Kẻ lắm tiền, nhà ở bám mặt đường, còn mua tranh đất chợ
Viên chức, nhân dân, khi cần san hộ.
Chắt chiu cả đời, mua không nổi mấy chục mét vuông đất ở
Những Shop đèn màu, mới mở chẳng cần gì giờ giấc
Tấp nập bán mua
Quán nhậu đêm khuya
Dịch vụ nhà nghỉ, dập dìu bản nhạc
Những chị lao công, những xe chở rác
Những hành khất, những thày tu gõ cửa sớm hôm
Quần áo nâu sồng, đầu trọc lốc, tay nãi khoác vai, miệng Na mô, a di đà Phật
Những honda ôm. Những xe con, gắn biển Tacxi bận rộn
Giá cả trên mây...
Xô bồ mưu sinh, vì cuộc sống tháng ngày
***
Dân phố nói chung còn nghèo
Quen lao động chân tay.
 Làm dịch vụ chưa hay. 
Buôn chưa có bạn, bán đơn phường, manh mún nhỏ, mạnh ai được nấy
Mong sẽ từ đây, đổi mới ngay từ cơ chế
Để chuyển dạ, đổi đời, vươn dậy một vùng quê. 
Chứ giờ đây, giàu mới chỉ là mấy anh chị đi Tây...
xuất khẩu lao động trở về
Và số ít đầy tớ kia
Không hiểu sao, bổng tự nhiên giầu lên trông thấy...
***
Nhưng
“Tất cả dòng sông đều chảy...”
Quê hương rồi sẽ đổi thay...
20/3/2018

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

MỘT SÀNG CÁI KHÔN












Nếu không bỏ làng ra đi
Đói là cái chắc! Làm gì đủ ăn
Mấy sào ruộng, thiếu quanh năm
Rồi thì đóng góp, nợ nần, cưới xin
Siêng năng, đâu phải ươn hèn
Bụng vẫn cứ đói, nợ tiền tràn lan
Từ ngày bỏ ruộng, đi Nam
Đêm còn mugic, sáng làm công nhân (1)
Làm đủ thứ, chẳng bận tâm
Vẫn còn nhàn hạ tấm thân trai cày
Lại còn biết đó, biết đây(2) 
Vô nghề, nay đã trong tay có rồi
Mấy năm, làm ở xứ người
Khôn lên và có tiền tươi đem về
Sửa nhà, sắm mới con xe
Đối nhân xử thế đã nghe trãi đời
Xa luỹ tre mấy năm thôi
Thị thành thay đổi cái tôi rõ ràng
Mới hay đi một bước đàng(3)
Khổ lao học được cả sàng cái khôn
20/2/2017
(1) Nông dân, qua một đêm, mai vào nhà máy làm việc thành giai cấp công nhân
(2) Đi ra biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn 
(3) Đi bước đàng học sàng khôn ( ngạn ngữ)