Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

LUẬN BÀN XIN CHỚ PHÂN TÂM

 








Nhủ lòng chuyện nước người ta 

Tất nhiên cuộc sống tổng hoà dễ đâu ? 

Nói chi, nước Mỹ hàng đầu

Thế giới nhìn họ trước, sau mới làm

Mong rằng, riêng dân Việt Nam

Quan tâm thôi! Chớ phân tâm mệt lòng

Cứ nhìn nước Mỹ thời Trum

“Sóng xanh, sóng đỏ”... không cùng cái chung

Chẳng vì nhau một chữ đồng

Phân rẽ đảng phái, nội không thuận hoà

Biết vậy thôi, mặc người ta

Mình đã quá rõ sâu xa kia mà!

Pinden hay TrămĐola 

Đều là Mỹ cả, có là ai đâu ?

Tự tin, chẳng sợ như Tàu

Của mình, mình giữ, cải nhau mệt đầu

Thống nhất quan điểm trước sau

Ta không đa Đảng, chung câu kết đoàn

Tạm dừng lo chuyện nhân gian

Còn bao nhiêu việc cần làm ai ơi !

7/ 11/2020

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

LỜI NGƯỜI XƯA



(Mình chỉ Liệt Kê lại lời thiên hạ thôi)

Ếch chết thường do miệng.Tiếng la dù có to. Dù có hay như chuông vàng. Âm vang như khánh ngọc. Tham gõ lắm thì tiếng cũng dè. Người uốn lưỡi ba lần mới nói, thì ít sai.

 Bé học nói. Lớn học ít lời. Biết lắng nghe là kiên trì và nghị lực. Ham nói thì hay mắc lỗi. Ác khẩu, ngoa ngôn, là hợm mình, khinh người. Bạ đâu cũng nói, thường vương vào tội vạ miệng.

 Cái tôi quá đề cao, nơi nào cũng khắc biển, khoe danh, thành tự phụ, kiêu kì. Khiêm tốn quá hoá ra tự ty. Tự ti, nhường nhịn nhiều, thành hèn yếu, bạc nhược. Thưởng, phạt không nghiêm. Phải, trái, đúng, sai, lẫn lộn, thành dĩ hòa vi quí, lại ngụy biện, vị tha, bỏ qua. Bỏ qua nhiều, công tội cào bằng. Công tội cào bằng, chẳng qua vị nể. Vị nể nhiều, hóa ra nhu nhược. Càng nhu nhược, càng mất kỷ cương. Càng mất kỷ cương, quản lý càng lỏng lẻo. Quản lý càng lỏng lẻo, thì quân hồi vô phèng. Quân hồi vô phèng thì kiêu binh, cơ hội mọc lên.

 Bọn cơ hội mọc lên mà lơ là, cho qua, thì sớm muộn sẽ thành tai hoạ. Bạo tàn lên ngai, người ngay bị diệt. Nhân tài bị bóp chết, ngu muội lên ngôi, lòng tin cạn kiệt. Lòng tin cạn kiệt, giặc ngoài, thù trong thì sự diệt vong tất đến.Bởi vậy phải thẳng tay trị ngay quân cơ hội và bọn tội đồ. 23/10/2019

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

TẢN MẠN SAU TRẬN LỤT








Về quê.

Trung tuần tháng Mười

Đứng giữa đồng, nghe sóng dội

Hương đồng gió nội còn đâu

Hoang hoắc mùi cỏ thối, bùn đen

Quyện cùng mùi xác côn trùng 

Xác giun dế và cây vụ đông ngập nước 

Lẻ loi phía trước

Con chuồn chuồn ớt nhao trên sóng nhấp nhô

Chẳng thấy bờ

Chẳng thấy"mùi hoa sữa thơm nồng” 

Câu thơ cũ "Em ơi Hà Nội phố”

Lặng lẽ 

Những người phụ nữ khắc khổ

Mặt xạm đen

Đôi mắt đầy nhữ ghèn, thiếu ngủ

Chẳng có hoa tươi 

Thiếu cả nụ cười và kiệm từng lời nói

Bước chân đi qua lũ

Ngày 20 tháng 10 đến rồi...

17/10/2017


Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

CẢM XÚC THÁNG MƯỜI

 














Ôi tháng Mười mà ta mong đợi

Khi thấy heo may thoảng đến nơi rồi

Nghe se lạnh trong từng cơn gió thổi

Len lỏi về ngõ nhỏ đợi chờ đông

***

Cái nhớ bổng dưng gõ cửa cõi lòng

Sương  phủ nhẹ, gói buồn trong tĩnh lặng

Ai đợi ai, khăn đìu hiu phố vắng

Nghe mơ hồ sâu thẳm nỗi niềm mong


Nước biêng biếc, mặt hồ thu lặng sóng

Cốm xanh thơm, bên đỏ mộng quả hồng 

Thu thai nghén trong lòng bao ước vọng

Nghe trở mình bãng lãng một mùa đông


Nhưng bỗng dưng, lòng chợt bâng khuâng 

Một thu cũ tàn dần trong héo úa

Người ra đi...

Đâu ngoãnh đầu lại nữa...(1)

Day dứt nỗi sầu đong chất chứa(2)

Cho thai nghén giao mùa 

Tháng Mười của chờ mong 


Tháng mười ơi! Ai đợi ai trông 

Hương hoa nở dưới trời thu lặng gió

Tiếng mưa rơi, níu đêm dài nỗi nhớ

Ai trao ai, chút hương thoảng giao mùa...

***

Anh nằm nghe gió thoảng cuối trời thu

Nhớ len lén, chui vào trong giấc ngủ

Đêm đã về khuya 

Em còn đâu đó

Sương lạnh vai gầy...  

Có biết đã sang đông

 Chớm đông 2012

(1) Ý thơ Nguyễn Đình Thi: "Người ra đi, đầu không ngoảnh lại.."

(2) Ý thơ Nguyễn Du :" Sầu đong càng lắc càng đầy..."

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Thơ cho Hoa Quỳnh
















ĐỢI ĐẾN NGHÌN NĂM

Sao em không về dự lễ hội cùng anh

Chín trăm chín mươi năm

Quê mình xưng danh Thanh Hoá. 

Bạn bè chung vui, khách quen, khách lạ 

Riêng em phương trời nào, sao cứ lặng im...

***

Lặng lẽ ra đi..

Tăm cá, bóng chim ?

Giờ ở xứ người, chắc lòng da diết nhớ

Nhớ phố, nhớ quê, nhớ hồ Đồng Chiệc

Nhớ những tiệc tùng, đâu kém tiệc ngàn năm ?

Không ồn ào... 

Quỳnh cứ nở về đêm

Kiếp hương sắc, hồng nhan... đời ngắn ngủi

Đêm nở, sáng tàn... chuyện xưa muôn thuở 

Chỉ thương người ở lại, nhớ khôn nguôi

Lệ ướt hoa đăng, đêm mưa gió dập vùi

***

Em sẽ về thôi... 

Đợi mọi việc ngoai nguôi

Nhanh như chớp, vài năm mùa Đại hội

Nếu còn thương, mong anh ráng đợi

Một ngàn năm ... khi khai hội - em về(*) 

5/2019

(*)Kỷ niệm 1 ngàn năm danh xưng


Ở ĐÂU MỘT ĐOÁ HOA QUỲNH

"Anh đi tìm em, em ở đâu"?

Lang thang, bơ vơ

Hay đã ẩn yên, nơi chốn cậy nhờ ?

Bông hoa trắng, cứ phải đêm mới nở !

Mặc ai người, nhớ đến ngẫn ngơ…

*** 

Anh đi tìm em, em ở đâu?

Những lúc này ta cần có nhau!

Dẫu đêm nở, sáng tàn, ngắn ngủi

Lẫn trốn đời, oan trái càng đau …

*** 

Anh đi tìm em, em ở đâu

Đóa Quỳnh kia trinh trắng một màu 

Em đẹp xinh, phải đâu là tội lỗi…

Đóa hoa tươi

Ai nỡ dập vùi trong buồn tủi

Liễu yếu, đào thơ... 

Chồi non mai sau, lớn lên trong cay đắng, nghi ngờ…

***

Bung nở đi em.

Sao cứ phải mười giờ ?

Có chăng nữa, mình làm mình chịu. 

Cho hai năm rõ mười 

Kẻ cơ hội còn cớ gì để nói.

Khỏi để bao người chịu hệ lụy theo?

***

Cuối thu rồi… như lá úa hanh heo

Đông chẳng đợi… cái lá treo lơ lửng

Sao em cứ phải đợi đêm về mới nở?

Cho trái tim anh cứ khắc khoải mong chờ 

Cứ bung nở đi…

Quỳnh em ơi. 

Không đợi đến Mười giờ!

18/9/2023


Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

CHUYỆN KỂ LÚC KHÔNG GIỜ















Sau cuộc chiến bảo vệ Thành Cổ, tôi ra học ở trường Cán bộ Quản lý,Khóa 2, Tiểu đoàn 7(gọi tắt K27), thuộc Tổng cục Hậu cần.

Tôi ở cùng phòng với trung uý Nguyễn Thông, một sĩ quan đẹp trai, phong độ, trong chiến đấu thuộc dạng lì có hạng, nhưng đời thường, duyên tình trắc trở. 

Anh đã ngoài 30 nhưng vẫn chưa vợ, mặc dù đã có mấy cô yêu thương anh say đắm. Thế nhưng chỉ một thời gian, nghe xì xào gì đó, họ đều"chạy làng". Chạy mà nhiều cô"chân chạy đi, đầu còn ngoảnh lại" vì tiếc nuối. Mà anh đâu phải là người trăng gió cho cam.

Lính chung phòng, dễ bề tâm sự, nhất là trong những ngày nghĩ, xa nhà, trời rả rích mưa

Chuyện anh kể cho tôi nghe cũng trong một ngày như thế 

Chuyện rằng :

- Hồi tôi nhập ngũ đúng vào tháng giêng. Khi ấy tôi trẻ, trắng trẻo và đẹp trai, chứ không bị sốt rét, đen, già, xấu như bây giờ. Vả lại khi ấy lại chưa có vợ, sinh viên, mới tập yêu thôi. Người tôi yêu, đang để dành ngoài Bắc. Còn người yêu tôi ấy à! Có trời mới biết những cô nào? Tuỳ họ thôi, họ thích thì cứ yêu. Tôi không cấm! Mà đơn vị tôi khi ấy, toàn trai tơ chưa vợ nhé, ngoại trừ mấy ông chỉ huy .

Là đơn vị khung, nuôi lính ăn dưỡng, chờ bổ sung cho các đợt đi B, nên lãnh đạo toàn già, da sốt rét. Riêng y tá của đại đội lại là một cô gái xinh đẹp, trắng trẻo, người miền quan họ, có cái tên là Thu Hoà. Hoà tốt nghiệp lớp y tá trung cấp thì nhập ngũ. Sau huấn luyện, được ở lại  làm cán bộ khung. 

Cô phụ trách y tá đại đội, khi chúng tôi hết giai đoạn luyện tập, đang an dưỡng, chuẩn bị đi B. Nhưng cũng là lúc cả đơn vị, từ quan tới lính ghẻ kềnh, ghẻ càng, lổ lang vằn vện. Ghẻ tàn phá đại đội tôi dữ quá, trong đó tôi được liệt vào danh sách top ten, là thằng bị nặng nhất.

Tôi bị ghẻ toàn thân, nói như lính "ghẻ từ đầu chí cuối". Đến cái của quí cũng bị ghẻ cả cụm. Xấu hổ, tôi dấu diếm tự chữa. Dại dột hơn, một lần ngứa quá không chịu nổi, tôi rót li nước sôi, nhắm mắt, té vào ổ ghẻ. Tưởng ghẻ chết, ai dè nó không chết, mình thì bị bỏng. Tệ hại nhất là "cậu nhỏ"cũng bị vạ lây, nhiễm trùng, cống mủ 

Bởi vậy, nhiệm vụ số một của y tá Hoà là tiêu diệt ghẻ, đảm bảo sức khoẻ cho bộ đội vào chiến trường. Trong đó, mục tiêu trọng điểm là tôi, một lính cậu, trắng trẻo, thư sinh, ngu ngơ, hay cả thẹn đang bị ghẻ nặng nhất .

Hàng ngày, Hoà cùng cậu Cường liên lạc vào rừng, lấy lá cây ba chạc, lá lấu và một số lá đắng về nấu nước, bỏ thêm ít thuốc Xanh Etilel cho chúng tôi tắm và tự tra thuốc. Tổ tiên nói: ngứa ghẻ, đòn ghen, quả không ngoa! Ghẻ chui sâu vào da thịt cư trú, cứ như ta đào hào giao thông. Muốn diệt chúng, nhiều khi phải dùng cây kim lể ra, rồi rửa cồn, tra thuốc. Vừa dí cồn vào, lính ta nhảy dựng lên, cứ như bị điện giật 

Quy trình tiếp theo là bôi loại thuốc mỡ, để cho ghẻ ra ăn, bị nhiễm độc và bị tiêu diệt. Loại thuốc này không xót như bôi cồn, nhưng nhớp nháp, khó chịu. Bôi thuốc này, một ngày không được tắm, người bứt dứt muốn phát điên.

Thành thông lệ, cứ chiều chiều, chúng tôi rồng, rắn xếp hàng lên phòng y tá đại đội, tức là phòng của Hoà chờ tra thuốc. Anh nào cũng luôn tay gãi, mồm tếu liến thoắng, chân tay bôi thuốc loang lổ xanh, đỏ, tím, vàng ... trông vui mắt đáo để. 

Là bệnh nhân đặc biệt, lính cậu tắc ngơ, thường phải được hỗ trợ, nên Hoà thu xếp để tôi làm thuốc sau cùng.

Thế rồi, như cá nằm trên thớt, tôi nghiến răng, nhắm mắt, cho cô y tá làm thịt. Lúc đầu tra thuốc, xót như phát điên, muốn vùng dậy nhảy tưng tưng, khi cô dùng panh, gắp cồn 90, cứ nhè chỗ tôi hay gãi và cả cái nơi đặc biệt ấy mà dí, mà bôi, làm cháy cả da thịt. Nhưng khi đã sạch mủ, ghẻ đã rơi ra và ngấm thuốc, tôi thấy lòng thanh thản, yêu cuộc sống, yêu đời đến lạ kì ...

Kể đến đây, Nguyễn Thông bổng trở nên ưu tư, mắt nhìn xa xăm, thở dài, chuyển hướng câu chuyện, tưởng chẳng ăn nhập đâu vào đâu:

- Ở một xã hội, tệ lưu manh, trộm cắp, tham ô của tập thể, của hợp tác xã... dù không tàn bạo, ác liệt như đạn bom chiến tranh, nhưng cũng làm suy kiệt tàn phá cả một đất nước. Ví cũng như bọn ghẻ, ngày đêm chúng gậm nhấm cơ thể, làm cho sức khoẻ ta hao mòn đến mức không còn sức sống, không ngóc đầu lên nổi.

Rồi anh ngước sang tôi, hỏi:

- Này ! Thế bị ghẻ chưa, hắc lào nữa? Bị rồi chứ gì? Hừ! Thoát sao nổi! “Phi ghẻ lở, bất thành Quân giải phóng"! Kk !

Ghẻ gây bứt dứt, khó chịu, phá hoại sức khỏe lính ghê gớm. Khổ nhất lúc đang hành quân, khi mồ hôi ra nhớp nháp, ngứa nổi da gà, ngứa đến vãi linh hồn. Nhè vào chỗ hiểm ấy, nơi cái của quý ấy mà hành nhau, thì chỉ có ghẻ mới độc ác thành tài đến vậy...

Rồi cũng như mạch ghẻ, anh tiếp nối câu chuyện đang kể :

-Trận chiến với ghẻ rồi cũng đến hồi kết thúc, mà chiến thắng tuyệt đối thuộc về chúng tôi, tuy trên thân thể, nhất là vùng mông, vùng bụng còn để lại khá nhiều sẹo chiến tích. 

Chia tay đơn vị an dưỡng, về đơn vị mới để vào chiến trường. Dù chỉ thời gian ngắn thôi, mà ai cũng bịn rịn, lưu luyến. Riêng Hoà, cô vẫn ở lại khung. Khi gặp tôi, nàng không nói, cứ tủm tỉm cười...

Tháng 2/1972 đơn vị tôi chuẩn bị tham gia hiệp đồng chiến đấu, giải phóng Quãng Trị

Đêm 31/3 rạng ngày 1/4 chúng tôi cùng các đơn vị bạn, đồng loạt tấn công các mục tiêu quân sự của Mỹ, nguỵ. Quân địch nhốn nháo, hỗn quân, hỗn quan rút chạy sâu về phía nam

Truy kích địch đến một sân bay quân sự dã chiến, thì chúng tôi bị địch chống cự quyết liệt. Đang trên đường hành tiến, tôi bỗng thấy nhói một cái phía bụng dưới, tiếp đó là cảm giác mát lạnh ở vùng bẹn. Anh biết đó, người lính khi vào chiến trận, đạn bom nó tránh mình, chứ mình biết đâu mà tránh. Mà đã không tránh thì mặc xác nó, vào đâu thì vào. Nên còn tiến được thì cứ tiến thôi ... Chạy vài chục mét nữa, thấy loạng choạng, tôi đành chịu tụt lại. Khi ấy, phía trước, anh em đã dập xong các ổ hoả lực địch 

Kì lạ, bị thương, nhưng tôi không thấy đau lắm, chỉ ra nhiều máu, ướt cả quần và chảy dài xuống đôi chân đi giầy, bước đi cứ dinh dính và nghe tiếng nhóp nhép, nhóp nhép. Anh em đưa tôi về phía sau, giao cho y tá đại đội sơ cứu, băng bó. Tại đó, năm, sáu chiến sĩ của đại đội cũng bị thương. Trong đó có cả cậu A phó, A7 của trung đội tôi, bị gãy cả hai vai. 

Đỡ tôi nằm ghé vào thành lô cốt, anh y tá lấy dao găm, rạch một bên ống quần, nơi máu đang thấm ướt và buột miệng kêu: Trời !

Mọi người ngỡ ngàng nhìn sang: Vết đạn sượt qua bên phải, làm toác, dương vật, gần sát thành bụng và dừng ở đùi phải, đang rỉ máu. 

Chẳng biết tụi ngụy này, ai dạy chúng, bắn kiểu gì lạ thế không biết. Nói dại, nó mà xuyên chính giữa thằng nhỏ thì chỉ có mà đi đứt !

Riêng tôi, dù vết thương nhẹ, nhưng lại đúng nơi “đặc biệt nghiêm trọng”, nên sơ cứu xong, được chuyển gấp về bệnh xá hậu cứ để xử lý tiếp.

Tại bệnh xá Trung đoàn, bất ngờ, tôi gặp người quen. Mà anh biết là ai không? 

Anh ngửa mặt, cười khà khà, nhìn tôi chằm chằm, rồi tủm tỉm :

-Thu Hoà, y tá Thu Hoà đấy! 

Tôi cũng tròn mắt nhìn anh, há hốc mồm không kém: 

-Cái cô y tá an dưỡng?

-Đúng rồi!

Lúc ấy, đang dọn mớ bông băng, kim tiêm, ngước lên thấy tôi, Hoà thoáng chút ngỡ ngàng, sững sờ, rồi lao tới. Ôi! Cả đời tôi không thể nào quên được vẻ mặt cô lúc ấy, dù chỉ thoáng qua vài giây. Cô lắp bắp hỏi :

-Anh vào hồi nào, bị chỗ nào, nặng không? Đơn vị những ai bị nữa...

Tôi không nói nổi. Mà có biết đâu mà nói. Tôi chỉ tay vào vùng bẹn, nơi ấy máu vẫn chảy thấm băng.

Là y tá, thương binh lại là người quen. Cứ mặc nhiên như định luật Acximet, Hòa trực tiếp chữa vết thương cho tôi

Dìu tôi vào hầm làm thuốc, nhanh nhẹn, thuần thục, như hồi chữa ghẻ, Hoà tháo băng, lau sạch lại vết thương, thông minh ép"cậu nhỏ" vào đùi bên phải, rồi dùng băng quấn vòng qua háng, lên thắt lưng, vòng xuống đùi mấy lần, rồi băng chặt.Tôi như người vô cảm, không thấy đau đớn gì và máu thì đã ngừng chảy. 

Thời gian điều trị, sức khoẻ tôi không đến nỗi nào, chỉ tội bên hông lũng lẵng một túi chứa nước tiểu, với cái ống dẫn lằng nhằng, vướng víu khó chịu và xấu hổ mỗi khi thay băng 

Hàng ngày, Hoà rửa vết thương, thay băng, trích thuốc, bón cơm cho thương binh... Cô làm việc cần mẫn, yêu thương và đầy trách nhiệm. Với tôi, cô cư xử vẫn như là cô y tá Hoà với bệnh nhân"bị ghẻ cái của quí ngày xưa”, không hơn, không kém. Song trong tim tôi lại trào dâng một tình cảm rất lạ: Có duyên số gì không, mà từ Bắc đến Nam, cứ đem cái của nợ, chứ quý hóa gì, giao cho người ta. Thật tệ vô cùng!

Nhưng có lẽ tệ nhất, đáng xấu hổ nhất là thời gian sau này, khi mà vết thương sắp kín miệng, ngứa và kéo da non

Đó là một lần thay băng, lúc bàn tay mềm mại của Hoà rửa vết thương, lật qua, lật lại "thằng nhỏ" để cuốn băng, bổng nó cương lên, nóng hôi hổi, như lên cơn sốt.''Cái khẩu súng cối cá nhân, cái của quý", bị đạn cực nhanh sượt qua ấy, giật giật, nơi miệng vết thương bị vỡ ra, rỉ máu. Lúc ấy, nói thật tình, tôi chỉ muốn độn thổ!

Lạ thật, thời ăn dưỡng, được vỗ béo, cũng người ấy, bàn tay ấy, mà ghẻ đã làm cho co vòi, không ngóc cổ nổi. Thế mà giờ đây, khi bị đạn thù xé rách, máu đổ là vậy, lại hung hăng, ra vẻ ta đây!

Nhưng cái khó không ngờ nhất lại là cái khác. Âý là khi Hoà tháo băng, dùng panh, kẹp bông sát trùng, lau quanh miệng vết thương đang kéo da non, nhanh chóng, gọn gàng băng lại, khẩn trương để còn đi thay băng cho chiến sĩ khác. Nhưng khi cô vừa đi khuất, tôi có cảm giác như bị tháo băng và lành lạnh nơi vết thương. Cúi nhìn, tôi thấy băng đã tuột và vết thương bị hở đang chảy máu ...

Được tin, Hoà vội vàng trở lại. Thoáng chút bối rối, thiếu tự tin, có lẽ nghĩ do mình làm vội, nên băng không chặt. Cô nhẹ nhàng và thuần thục băng lại vết thương. Xong việc, Hoà đứng dậy, khẽ thở dài nhẹ nhỏm, thu đồ nghề, hơi đỏ mặt chào tôi rồi trở ra.

Nhưng thật kì lạ, cô vừa bước đi được vài chục mét thì cảm giác như bị ai tháo băng lại xảy ra. Mà đâu phải cảm giác nữa, do cậu nhỏ không cương, nên băng bị lõng và tuột khỏi vết thương. Quay lại, mở túi cứu thương, cô nhanh chóng lấy băng khác thay cho cuộn băng bị tuột và động tác vẫn khéo léo mềm mại, chính xác như mọi lần.

Thế nhưng, cứ như bị ma ám, hễ cô đi khỏi, thằng bé lại  xỉu xuống, cuộn băng lại tuột...

Chán nản, cô ngồi phịch xuống ghế bất lực. Còn tôi, tôi lại muốn độn thổ...

Hôm ấy, có anh y sĩ, đồng hương, đang công tác cùng trạm phẩu. Nghe tin tôi bị thương, anh đến thăm và đúng lúc Hoà đang lúng túng vì tình huống trớ trêu. Chưa kịp hàn huyên, vừa nghe Hoà kể, không nói không rằng, anh cầm lấy chiếc panh từ tay cô, đột ngột gõ mạnh vào đầu cậu nhỏ. Lạ thay, cậu nhỏ đang kiêu hùng, ngang ngược, bổng nhũn như chi chi, nhanh chóng xẹp xuống.

Không chần chừ, anh lấy cuộn băng, với động tác thành thục, dứt khoát, băng chặt luôn

Bỏ cây panh vào túi đồ nghề của Hoà, anh vừa nói, vừa cười :

- Đồ nhà lừa, không ưa nhẹ đâu. Lần sau hễ nó cứng cổ, em cứ gõ vào đầu hắn, cho xịp xuống, nhanh chóng gô cổ, trói luôn là hết chống cự !

Trời ạ! Đơn giản có vậy mà Hoà và cả tôi không nghĩ ra. Hoà thì lúng túng vì từ thuở cha sinh, mẹ đẻ đến giờ, mới gặp tình huống này, mà khi học y tá thì chẳng ai dạy. Còn tôi, có trời mới hiểu sao cậu nhỏ nhà tôi lại hư đến thế .

Từ đó, các lần sau Hoà làm thuận lợi hơn. Khi rửa vết thương, cô cứ mặc cho hắn ta hung hăng, đứng như gậy như ý của Tôn hành giả. Trước khi băng, cô vô tư đập cho hắn ta một búa, thụt vòi, mềm nhũn, rồi băng lại. Với cách ấy, một tuần sau vết thương lành miệng, kéo sẹo và không phải băng nữa và cuối cùng, tôi đã được tháo cái bịch bên hông

Vết thương khỏi, tôi ra viện và về đây đi học. Còn Hòa vẫn đang ở lại Quân y viện.

Khi tôi đi, cô khóc nhiều lắm, khóc công khai, khóc chảy máu tim tôi! Thế mà khi tôi gửi thư, đòi yêu cô, Hòa nói ''chỉ coi tôi là bệnh nhân ghẻ thôi". Rồi bặt tin, nghe đâu cô lại chuyển đơn vị...Thật kì lạ, cho đến giờ tôi vẫn chưa hiểu nổi tình cảm thật của cô !

Chuyện tưởng có vậy, ai ngờ lan truyền mãi, hầu như ở binh trạm nào cũng biết và họ còn thêu dệt thêm những tình tiết li kì. Trong đó nói rằng tôi yêu Thu Hoà, nhưng bị Hoà từ chối vì tôi "nuôi chim cánh cụt" không đầu, còn mỗi tí teo ngắn ngủn, chỉ có tác dụng bài tiết. Mặc dù tôi hoàn toàn bình thường, như mọi thằng đàn ông bình thường

Tai ác nhất, không rõ bằng cách nào mà chuyện đạn bắn gãy cổ chim, cứ theo tôi mãi, đến nỗi khi làm thủ tục xếp loại thương binh tôi cũng ngại và bỏ luôn, thế mà cũng không thoát. 

Kể đến đây, anh chợt trầm ngâm, dừng kể, khẽ thở dài. Tôi buột miệng, hỏi câu vô duyên:

-Thế là giờ anh vẫn trắng tay, không mảnh tình vắt vai? 

 Anh nhìn tôi, mắt như bị lạc, nói tiếp :

- Về đây anh biết đó, có cô giáo trẻ, thương yêu mình, nhưng khi nghe "cái khoản ta" của mình không bình thường là lãng! Gay thế! Có cô Hà là lính 559, bị thương, chuyển ngành đang học ĐHXD trường bên, có ý thương. Tuy không bỏ của, chạy lấy người, nhưng cũng đang băn khoăn lắm. Tôi thì thất bại mãi rồi, chẳng thiết nữa ... Gía mà biết Thu Hòa đang ở đâu, nếu chưa có người yêu, tôi liều yêu bằng được, hoặc ít ra cũng minh chứng cho tôi...

Tôi nhìn anh thông cảm và buột miệng :

- Thế chị Hà yêu anh, nhưng chỉ băn khoăn mỗi khoản ấy chứ gì. Thế sao anh không tự chứng minh ?

- Ủa? Tôi chứng minh? Mà chứng minh bằng gì? Tính tôi cả thẹn, bệnh mắc cở thành mãn tính ...

- Nhưng hai người yêu thương nhau, chỉ có tí trở ngại do hiểu lầm ?

- Thì chỉ có vậy !

- Thế thì xong rồi ...

Tôi chưa dứt lời, anh đã nôn nóng :

- Xong là xong thế nào ? Cách gì ? Anh nói nghe nào. Sốt ruột ...!

- "Cậu nhỏ của anh, cái khẩu cối cá nhân ghẻ ấy" vẫn đứng nghiêm đấy chứ...

- Thì vẫn! Nhiều bữa còn hung hăng nữa kia ...

- Thế thì ô kê ! Tối mai anh mời chị Hà đi xem phim. Nhớ mời bằng được và mua 2 vé gần nhau. Lúc nào thời cơ thuận lợi, anh hãy nói  

" Thật vàng chẳng phải thau đâu

Đừng đem thử lửa cho đau lòng vàng

Mấy lời anh nói cùng nàng

Không tin thì cứ ...cầm vàng mà coi..”

Rạp tối, tay anh chị để đâu thì để ... ! Rõ chưa ?

Hôm ấy, hai người rủ nhau đi xem bộ phim"Đến Hẹn Lại Lên" ở Rạp thángTám. Chẳng rõ anh có mang theo vàng và chị có coi vàng hay không, nhưng sau đêm phim đó, họ yêu nhau như điên dại, yêu như chưa từng được yêu trên đời.


***

Sau này tôi chuyển đơn vị. Bẵng đi khá lâu không gặp. Tình cờ vừa rồi kỷ niệm khóa học,  tôi được tin: Hai người cưới nhau dạo cuối cái năm xem phim ấy. Hiện nay họ đang rất hạnh phúc và đã có tới 3 nàng công chúa

Thế đó! Một câu chuyện riêng tư, một kỉ niệm nho nhỏ trong thời bom đạn xa xôi của lính, mà lính thằng nào cũng khoái, cứ truyền nhau và thêm thắt thành dị bản. Riêng tôi, tôi xin kể trung thành cho những ai còn thức lúc 0h ngày 22/12, một ngày truyền thống hào hùng của chung người lính và xin tùy tâm, ai tin thì tin, không tin thì thôi, vì chuyện này tôi chỉ được nghe đồng đội tôi kể lại .

21/12/2012



Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

THẾ LÀ ĐÃ XONG





















Dư luận:'' xử thế được gì...''

Kẻ phi nhân cách, mấy khi họ buồn

Cách đi cái chức chẳng còn (1)

Như bảo"Xong nhé”..Lại ngon hơn nhiều !

Không trôi, mồi nhả khỏi diều(2)

“Khắc phục hậu quả”, là điều tất nhiên !

Kẻ ký, người nhận vay tiền

Cấp trên, cấp dưới, anh em, chung thuyền

''Sai luật! Xuất toán''! Nhận liền !

Trả lúc hàng tỷ, nguồn tiền đâu ra ?

Chú nhận, anh trả rồi nha!(3)

Hết vay, hết nợ... thế là kiện xong! 

Biến thành dân sự, giỏi không!

Hình sự tha bổng, thoát vòng lao lung !

***

Dây kinh nghiệm, dài vô cùng

Liệu sau biết sợ, để không dẫm vào?

8/2020

(1) Cách các chức vụ trước, khi đã về hưu 

(2Diều, nơi chứa thức ăn trước khi xuống dạ dày

(3)Tự thỏa thuận coi như đã thanh toán xong