Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

DẪU LÒNG KHÔNG VUI
















Tiếc mà đành phải nghĩ thôi
Chẳng lẽ vác gậy chống trời mãi sao
Tám hai tuổi, ít gì nào
Nhỏ, to quyền, chức giữ bao năm rồi 
Chưa hưu ghế Hội đã ngồi
Hai mươi năm nữa bao người bỉu môi
Ngặt vì họ nể ông thôi
Xứ này đâu phải thiếu người tài hoa
Ham quyền chẳng kể tuổi già
Giữ lâu ghế Hội duy là nhất ông
Bây giờ chẳng lẽ bảo không!
Đành nhường ghế lại dẫu lòng không vui
Hay là mình hỏi thử coi
"Lạc Viên", bầu Đệ có nơi họ dùng...
10/2016



Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

KHÔNG THAY GHẾ NGỒI




Thất thập cổ lai hi
Ghế Hội béo bở bám lì không tha
Kẻ tham chẳng biết mình già
Quan trên thích nịnh. Gật là cho qua
"Báo cáo anh..." 
(thêm tí quà).
Điện thoại nhắn trước, gọi là nhanh, mau
Lần trước dư luận chưa lâu
Tham quyền bám ghế, già đâu chịu rời
Lợi mình, lỡ bước bao người
Chi tiêu thỏa chí, lương đôi xuất rồi
Tưởng còn tự trọng với đời
Tự giác xin nghỉ để người khác thay
Ai ngờ ông lại thế này
Bỏ ngoài tai hết, không thay ghế ngồi
V V L
8/2016
Vùng tệp đính kèm


Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

CỔNG LÀNG























Làng quê Việt xưa là cụm dân cư được thành lập trên cơ sở một bộ tộc, một dòng họ...Thành Hoàng làng gắn liền với tên tuổi người khai thiên lập địa hoặc người có công trạng với triều đình, với đất nước, được Vua ban đất, lập ấp, lập làng. Người nơi khác đến muốn ngụ cư phải đổi họ hoặc nhận làm con nuôi của người trong làng.
Sau cách mạng tháng 8/1945 việc định cư do Chính quyền cấp có thẩm quyền quyết định nên dòng họ trong làng đa dạng, phong phú hơn
Trong tâm thức người Việt Nam, mỗi khi nhắc đến quê hương, không ai lại không nhớ đến hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình. Đồng thời cũng hiện lên hình ảnh Cổng làng thân yêu với tình cảm thiêng liêng cùng bao kỉ niệm êm đềm. Cổng làng, nơi chứng kiến bao thăng trầm và biểu trưng cho sự uy nghi, nền nếp riêng của làng mình.
Làng bao giờ cũng có đường vào chính, gọi là Cổng Tiền, tức là cổng trước, thường về hướng Đông, hướng của gió lành, hướng của bình minh lên, của mặt trời mọc, là nơi đón người đi làm, đi nơi xa về, đón khách, đón lãnh đạo đến thăm, đón người đỗ đạt về vinh qui Bái tổ, đón kẻ tha hương, cầu thực trở về bản quán. Và quan trọng nhất là đón dâu mới, nhập làng để cho làng ngày một nảy nở sinh sôi.
Vì vậy Cổng Tiền chính là nơi đón nhận những gì tốt đẹp nhất - Đón sự sống, đón phúc lộc giàu sang vào làng cho làng thêm trù phú
Lối đi sau nhỏ hơn gọi là Cổng Hậu, hàm ý tiễn đưa, như đưa ma, đuổi kẻ tà tâm, trộm cắp, người vi phạm qui ước, người bị làng phạt vạ...
Ngày nay cổng sau không còn nguyên quan niệm như xưa, mà chủ yếu thuận tiện cho việc đi lại, nhưng không thể bỏ qua phong thủy, cái gốc của yên lành
Đường đi từ cổng trước đến cổng sau là con đường chính của làng, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của làng đi qua. Bởi vậy Cổng làng có vị trí rất quan trọng trong đời sống thực và cả đời sống tâm linh của con người, liên quan đến sự phát triển, sức khỏe, giàu có hay nghèo khó của dân cư trong làng.
Cho nên vị trí Cổng làng bao giờ cũng được xem xét kĩ càng về phong thủy, được đặt ở vị trí trang trọng nhất, dễ nhìn, rộng mở và thoáng đảng, không bị uế tạp, lấn chiếm, thu hẹp, không bị kẻ xấu cản ngăn làm hạn chế sự phát triển
Sau cổng làng là anh em bà con dòng họ chung sống.
Ngoài cổng làng là người dưng nước lã, đi ra xa nữa là đất chôn người chết. Cho nên dù là người làng, nhưng không may chết ở nơi khác, cũng không được đem vào trong làng như quan niệm rước ma về, đem tai họa cho làng.