Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

LẠI CHUYỆN KÊ KHAI !



















Mấy năm gần đây trong các văn bản quy định của Đảng và nhà nước và trong kiểm điểm nhận xét đánh giá cán bộ, có phần kê khai tài sản và thu nhập
 Qua một thời gian thực hiện và qua nắm bắt theo dõi ở một số đơn vị thấy hầu như không có mấy tác dụng, chủ yếu làm chiếu lệ. Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân do sự hướng dẫn của cấp trên thiếu cụ thể và các bước sau kết luận không rõ ràng. Nhiều tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước chỉ làm cho có hình thức. Kê khai cứ kê khai, còn đúng hay sai, làm gì tiếp theo như thế nào, thì không ai chú ý và không được kết luận, nên không có tác dụng tích cực. Nghị định số 37/2007CP ngày 9/3/2007 của Chính phủ qui định 10 đối tượng, nội dung và những yêu cầu trong việc kê khai tài sản và thu nhập cá nhân. Đến năm 2011 Chính phủ có Nghị định 68/2011/CP bổ sung một số nội dung về các nguyên tắc kê khai tài sản và thu nhập. Trong đó nhấn mạnh người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự trung thực, đầy đủ đối với nội dung kê khai và qui định rõ cách công khai, thời gian công khai vv ...
Tại sao chúng ta làm chưa tốt ? Phải chăng chúng ta chưa thực hiện nghiêm các bước sau đây :
1/ Chưa quán triệt sâu sắc trong cán bộ, đảng viên của Đảng ; các tầng lớp nhân dân và tổ chức Chính trị - kinh tế - xã hội về mục đích yêu cầu, đối tượng, nội dung, các bước trong quy trình thực hiện kê khai
- Phải thông báo cho Cán bộ đảng viên và nhân dân nơi đối tượng kê khai công tác và cư trú biết rõ về đối tượng kê khai, mục đích yêu cầu và các bước tiến hành. Đặc biệt phải làm cho mọi người hiểu tại sao phải kê khai ? Kê khai nhằm mục đích gì ? Trách nhiệm nghĩa vụ của người kê khai ...Đây là một bước quan trọng về nhận thức và trách nhiệm. Chỉ khi nắm vững nội dung thì các đối tượng mới làm đúng, làm nghiêm túc không làm qua loa  đối phó
- Thứ 2 là phải thông báo công khai trong cơ quan và nhân dân nơi cán bộ cư trú về Kết Luận của cấp có thẩm quyền sau kê khai về đất đai, nhà để nhân dân dám sát. Nếu cần thiết, được lấy ý kiến bằng phiếu kín để phát hiện, tố cáo những người cố tình dấu diếm và đó chính là nguồn tài sản bất  minh.
 Xã hội - xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, đích tới là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, không còn cảnh bất công, kẻ ngồi mát ăn bát vàng" người ăn không hết người lần không ra", không có cảnh kẻ quan lại tham nhũng thì sung sướng trên mồ hôi của nhân dân xương máu của bao anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ Tổ Quốc.
Xã hội đó sẽ không còn người nghèo, người chưa giàu sẽ trở thành giàu, người giàu trở thành giàu thêm nhưng phải là giàu chínhh đáng phải bằng chính sức lao động bằng nguồn tài chính sạch và trí tuệ của mình làm nên. Do vậy phải làm rõ nguồn gốc tài sản, phải công khai kết luận thông báo cách sử lí... đến phạm vi cần thiết
Thực tế ngay ở một cấp hành chính nhỏ thôi, chỉ sau một nhiệm kì đương chức làm lãnh đạo chủ chốt chỉ qua" mùa chạy dự án" mà đã giầu lên trông thấy! Thôi thì vàng bạc họ cất giấu ở đâu không rõ, nhưng chỉ riêng việc nhà đất ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố HCM.... đã mỗi nơi mỗi dinh cơ tiền tỉ rồi ? Vậy họ lấy tiền ở đâu ra mà sao phải dấu tổ chức, dấu nhân dân. Rồi làm nhà đồ sộ, mua sắm ô tô hiện đại, các tiện nghi sang trọng khác.. .
Đặc biệt có quan huyện xây nhà thờ ông bà bố mẹ đã gần chục tỉ và còn nhờ người nhà đứng danh sách mua nhiều đất xây khách sạn nhà nghỉ và làm các công trình kinh doanh khác? Cán bộ thì xì xào, nhân dân thì bất bình, cấp trên làm thinh, nên trong thực hiện kê khai có ai kiểm tra và kết luận đâu ?
 Thực hiện nghiêm túc NĐ68/2011 Việc kê khai nguồn gốc tài sản, thì sau kê khai phải được xem xét kết luận, không được bỏ qua , kiểu đánh trống bỏ dùi .Người chủ trì phải tự giác, minh bạch trong kê khai, cấp trên phải kiểm tra, nhắc nhở, CBVC không sợ bị trù dập, nhân dân biết phát huy, thực hiện quyền làm chủ của mình trong phát hiện, giám sát thì mới thành công. Do vậy sự giàu có do nhờ chức quyền để tham nhũng hối lộ, làm ăn phi pháp mà có thì phải được xử lí theo qui định của tổ chức Đảng và theo quy định của pháp luật. Đó cũng chính là một trong những giải pháp có hiệu quả trong chống tệ tham nhũng hiện nay !
Phải chăng nên lấy ý kiến nhân dân qua kết quả tự kê khai để nhân dân tham gia ý kiến, vừa thể hiện quyền làm chủ của nhân dân vừa thực hiện sư giám sát chứ không nên chỉ làm trong nội bộ ! Nhân dân là công tâm, đừng sợ dân ! Dù giầu có đến mấy mà không phải do tham ô tham nhũng, ăn hối lộ mà có ...thì nhân dân mừng và càng tin yêu...nên không gì phải lo lắng !  Nếu làm được như vậy thì hãy nên làm, còn cứ làm như hiện nay thì lại thêm " một đánh trận giả" nữa ,chỉ tốn giấy mực và thời gian kê khai để hợp lí hóa cho kẻ tham nhũng mà thôi ...!
      18/11/2012
             V V L

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét