Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

BÀ XÃ MỆT RỒI




















Mọi hôm làm việc luôn tay
Dọn dẹp nhà cửa, tối ngày lo toan
Cơm nước để con đi làm
Đánh thức cháu dậy, cho ăn, đến trường
Bao nhiêu công việc đời thường
Hôm nay bỏ đó, trên giường lặng yên
Màn đôi để lững cánh dèm
Khép hờ đôi mắt, thiếp chìm trong mơ
Còn bao nhiêu việc đang chờ
Ốm mà có được phút giờ thảnh thơi
Các con mỗi đưa mỗi nơi
Đầu tuần chúng bận, việc thời gấp đôi
Chăm nhau, giờ mỗi ta thôi
Đông con lúc ốm, mỗi tôi chăm bà .
10/11/2016

HỢP TAN




Ai hẹn, ai chờ
Ai đợi ai cuối năm...
Ta cô quạnh âm thầm trong đơn lẻ
Một thời nghèo
Mà nồng say đến thế
Để khi đủ đầy
Vin bệnh tật thờ ơ
***
Nào trách ai đây
Chính ta cũng hửng hờ
Dù vàng đá
Năm tháng cũng phai mờ kỉ niệm
Thời trai trẻ
Dù ngăn sông cách biển
Túi rủng rỉnh tiền
Núi cũng chuyển, huống chi tim
***
Thôi cũng đành
Hãy để kỉ niệm yên
Rồi năm tháng sẽ quên
Đời vốn dĩ xưa nay là vậy
Ai hẹn ai
Và vì ai nên nỗi ấy
Sẻ nghé chia đàn...
Dâu bể cảnh hợp tan
7/8/2016




LÀ VÀNG BÀ ƠI !






















Gần cháu hay thấy bà cười
Gần ông, mím lợi, mím môi giận mình
Trời cho cái miệng rõ xinh
Sao bà bắt tội, bắt tình chi đây ?
Thôi thì xấu tốt, béo gầy...
Không hay, đậy lại(1), tôi đây ơn bà
Kẻo mà thiên hạ gần xa
Tiếc cho cả một đời hoa phủ phàng
Nữa là xấu thiếp hổ chàng (2)
Thương bà tôi cũng muôn vàn tủi cay
Xin bà vui vẻ từ đây
Vương tơ, có kén, tằm này đành cam
Của nhà, tuy chán cơm rang
Láng giềng đặc sản, là vàng bà ơi(3)
14/11/2016
(1) Đẹp phô ra, xấu xa đậy lại
(2) Xấu chàng, hổ ai
(3) Vợ là cơm nguội của ta
Nhưng là đặc sản của cha láng giềng

HOA VẪN TRÊN TAY
















Mừng ngày nhà giáo năm nay
20/11 vẫn ngày vui chung
Bao năm sự nghiệp lo cùng
Giáo viên biên chế, hợp đồng đó đây
Dù còn ngang trái phơi bày
Điều động tiếp khách, rượu say nhà hàng(1)
Bao nhiêu thí nghiệm dở dang(2)
Bao nhiêu tiêu cực, đổ mang tiếng thầy
Rồi thì phận mỏng, đức dày(3).
Bổng nhiên mất việc, giải bày ai hay(4)
Và còn bao nỗi đắng cay
Trên vai cái nghiệp làm thầy xưa nay
Hoa hồng vẫn nở trên tay
Nhân dân ghi nhớ ơn này chẳng phai
Má sưng, gỡ vạ, đúng sai(5)
Làm gì tháng rộng, ngày dài mưu sinh...?
16/11/2016
(1) Thị xã Hồng Lĩnh Hà Tỉnh huy động GV nữ đi tiếp khách
(2) Những đề xuất cải tiến GD trên trời
(3)Nghề giáo cũng đầy may rũi
(4)Hàng loạt GV bổng nhiên mất việc đang rửa bát, nuôi gà mưu sinh
(5)Gỡ được vạ, má sưng
Chủ tịch thị xã Hồng Lĩnh " Điều GV đi tiếp khách là nét đẹp, là hãnh diện..."

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

DẪU LÒNG KHÔNG VUI
















Tiếc mà đành phải nghĩ thôi
Chẳng lẽ vác gậy chống trời mãi sao
Tám hai tuổi, ít gì nào
Nhỏ, to quyền, chức giữ bao năm rồi 
Chưa hưu ghế Hội đã ngồi
Hai mươi năm nữa bao người bỉu môi
Ngặt vì họ nể ông thôi
Xứ này đâu phải thiếu người tài hoa
Ham quyền chẳng kể tuổi già
Giữ lâu ghế Hội duy là nhất ông
Bây giờ chẳng lẽ bảo không!
Đành nhường ghế lại dẫu lòng không vui
Hay là mình hỏi thử coi
"Lạc Viên", bầu Đệ có nơi họ dùng...
10/2016



Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

KHÔNG THAY GHẾ NGỒI




Thất thập cổ lai hi
Ghế Hội béo bở bám lì không tha
Kẻ tham chẳng biết mình già
Quan trên thích nịnh. Gật là cho qua
"Báo cáo anh..." 
(thêm tí quà).
Điện thoại nhắn trước, gọi là nhanh, mau
Lần trước dư luận chưa lâu
Tham quyền bám ghế, già đâu chịu rời
Lợi mình, lỡ bước bao người
Chi tiêu thỏa chí, lương đôi xuất rồi
Tưởng còn tự trọng với đời
Tự giác xin nghỉ để người khác thay
Ai ngờ ông lại thế này
Bỏ ngoài tai hết, không thay ghế ngồi
V V L
8/2016
Vùng tệp đính kèm


Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

CỔNG LÀNG























Làng quê Việt xưa là cụm dân cư được thành lập trên cơ sở một bộ tộc, một dòng họ...Thành Hoàng làng gắn liền với tên tuổi người khai thiên lập địa hoặc người có công trạng với triều đình, với đất nước, được Vua ban đất, lập ấp, lập làng. Người nơi khác đến muốn ngụ cư phải đổi họ hoặc nhận làm con nuôi của người trong làng.
Sau cách mạng tháng 8/1945 việc định cư do Chính quyền cấp có thẩm quyền quyết định nên dòng họ trong làng đa dạng, phong phú hơn
Trong tâm thức người Việt Nam, mỗi khi nhắc đến quê hương, không ai lại không nhớ đến hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình. Đồng thời cũng hiện lên hình ảnh Cổng làng thân yêu với tình cảm thiêng liêng cùng bao kỉ niệm êm đềm. Cổng làng, nơi chứng kiến bao thăng trầm và biểu trưng cho sự uy nghi, nền nếp riêng của làng mình.
Làng bao giờ cũng có đường vào chính, gọi là Cổng Tiền, tức là cổng trước, thường về hướng Đông, hướng của gió lành, hướng của bình minh lên, của mặt trời mọc, là nơi đón người đi làm, đi nơi xa về, đón khách, đón lãnh đạo đến thăm, đón người đỗ đạt về vinh qui Bái tổ, đón kẻ tha hương, cầu thực trở về bản quán. Và quan trọng nhất là đón dâu mới, nhập làng để cho làng ngày một nảy nở sinh sôi.
Vì vậy Cổng Tiền chính là nơi đón nhận những gì tốt đẹp nhất - Đón sự sống, đón phúc lộc giàu sang vào làng cho làng thêm trù phú
Lối đi sau nhỏ hơn gọi là Cổng Hậu, hàm ý tiễn đưa, như đưa ma, đuổi kẻ tà tâm, trộm cắp, người vi phạm qui ước, người bị làng phạt vạ...
Ngày nay cổng sau không còn nguyên quan niệm như xưa, mà chủ yếu thuận tiện cho việc đi lại, nhưng không thể bỏ qua phong thủy, cái gốc của yên lành
Đường đi từ cổng trước đến cổng sau là con đường chính của làng, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của làng đi qua. Bởi vậy Cổng làng có vị trí rất quan trọng trong đời sống thực và cả đời sống tâm linh của con người, liên quan đến sự phát triển, sức khỏe, giàu có hay nghèo khó của dân cư trong làng.
Cho nên vị trí Cổng làng bao giờ cũng được xem xét kĩ càng về phong thủy, được đặt ở vị trí trang trọng nhất, dễ nhìn, rộng mở và thoáng đảng, không bị uế tạp, lấn chiếm, thu hẹp, không bị kẻ xấu cản ngăn làm hạn chế sự phát triển
Sau cổng làng là anh em bà con dòng họ chung sống.
Ngoài cổng làng là người dưng nước lã, đi ra xa nữa là đất chôn người chết. Cho nên dù là người làng, nhưng không may chết ở nơi khác, cũng không được đem vào trong làng như quan niệm rước ma về, đem tai họa cho làng.