Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

ĐÊM NÔ EN GIÁ LẠNH







Nô En này lạnh lắm em ơi 
Anh đơn lẻ trong dòng người về kính Chúa
Lòng chạnh nhớ, phương trời Nam nơi đó
Có tình yêu, một thuở Chúa cho mình
Trong tâm ta, chung Đức Chúa chứ đâu riêng 
Như chung một Thủ đô, một thiêng liêng Tổ Quốc
Sao cứ bắt “phải nhập gia” mới được 
Để đôi ngã, đôi đường
Bởi chung trời, khác một Đức Chúa tôi
***
Thấm thoát thoi đưa 
“Ngày tận thế”, qua rồi 
Ta vẫn sống trên đời 
Để nhớ khôn nguôi, mùa Nô En ấy
Em trong đó, Chúa sưởi ấm lòng là vậy 
Anh ngoài này, lạnh tím tái bờ môi
Không phải tín đồ
Khác đạo, chung đời
Nên mỗi đứa mỗi nơi
“Tôi tin ông, như tin Đức Chúa Lời”(1)
Nhưng Chúa trên cao, ai nào với tới 
Để bị đóng băng đến từng lời nói
Đau cả đời. Chịu cái rét thiếu em thôi 
Nô En này, như lại lạnh thêm rồi 
Cây thông xanh, tuyết trên cành lấp lánh 
Đơn lẻ mình anh, đi trong giá lạnh
Cay đắng số phận mình
Sao bất hạnh, Chúa Trời ơi! 
24/12/2012
(1) Lời nhân vật Acto trong “Ruồi Trâu” của nữ văn hào LiLiAnvoinixo

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

HÃY THA THỨ CHO CON














Vu Lan này
con nhớ mẹ, mẹ ơi
Nhớ thời lầm than
bát cơm chan mồ hôi mẹ ...
Sao ngày ấy con ngây ngô đến thế
Cái bụng đói ăn
ôm chân mẹ con đòi
Hạt lúa mẹ làm...
Nhưng ăn chỉ sắn khoai
Thèm cơm trắng
Mẹ thương con ...
tiếng thở dài nén lặng
Con lớn lên ...
Những trắng đêm mẹ thức
Với bóng đèn khuya lặng lẽ một mình
Vá áo cho con, vá nhọc nhằn cơ cực
Để mai con vào đời, với áo lành của mẹ trên lưng
Mẹ thế đó
Năm chị em còn nhỏ
Bố làm thuê, đốt gạch, nung lò 
Thi thoảng mới về, tay nải ít sắn khô...     
***    
Năm tháng qua
Dẫu cố quên lại càng thêm nhớ
Hình bóng mẹ suốt đời lam lũ
Con vẫn cứ vô tư
Rúc nách mẹ đêm đêm
Miệng ngậm vú, tay sờ...
Nuôi con lớn thành người, mẹ xương loãng, sữa khô ...
Vun đắp cho con như vun đắp cơ đồ
                 * * *
Con lớn lên và vào bộ đội
Canh cánh bên lòng
Nỗi nhớ mẹ khôn nguôi
Mắt mẹ lệ rơi...
Quảng Trị, Cổ Thành xưa
Mẹ tưởng con đã mãi mãi đi rồi...
Ngày con trở về
Mẹ cười trong nước mắt
Giữa ban ngày sự thật vẫn như mơ
Ánh mắt mẹ hân hoan còn đọng mãi đến giờ
***
Con lại đi !
Kiếm tìm chi những mong ước dại khờ
Dù đã lớn khôn có việc làm, có vợ
Mẹ vẫn trong đèn
Đêm lặng im đợi cửa
Trong lòng mẹ già, con vẫn cứ trẻ thơ                                     
Con có đâu ngờ
Một ngày kía mẹ bỗng ra đi
Lặng lẽ
bình yên
không lời dặn lại gì!
Mẹ thế đấy 
Sống yêu thương là vậy
Thanh thản về trời, như trái chín cây
Để lại nhớ thương ngày mỗi thêm dày
***
Vu Lan năm nay
Ngày báo hiếu
Tuy ở nơi xa chắc lòng mẹ hiểu
Nỗi lòng con muốn nói bao điều
Nhừng bận làm mẹ buồn ...
con ân hận biết bao nhiêu
Con cúi đầu xin mẹ
Hãy tha thứ cho con!
Hỡi người mẹ kính yêu
          25/8/212                

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

THUỘC TÍNH CỦA SỰ THẬT
























Chuyện rằng:
Ngày xưa Vua MônVilat sinh ra có cái tai lừa.
Để che dấu, ông thường đội vương miện và để tóc dài che cái tai khốn khổ đó.
Không ai biết được bí mật này, ngoại trừ ông thợ cắt tóc cho Vua. Nhưng ông không được nói ra, nói ra sẽ phạm húy, vi phạm qui định của nhà Vua.
Bởi vậy, bí mật về cái tai lừa của vua MonVilat vẫn được giữ kín.
Hại thay, với ông thợ cắt tóc, không được nói ra sự thực, ông khổ sở vô cùng, bần thần, kém ăn, thiếu ngủ, gầy rộc hẵn đi. Trong đầu lúc nào cũng ong ong câu "Vua MonVilat có cái tai lừa! Vua Mon Vilat có cái tai lừa" và luôn chực chờ nơi cửa miệng, chỉ trực thốt ra.
Chịu không thấu, ông đào một hố sâu, úp miệng vào hố và nói "Vua MônVilat có cái tai lừa! Vua MônVilat có cái tai lừa! Vua MônVilat có cái tai lừa "...!
Nói xong, ông thở phào, thấy lòng nhẹ nhõm, lấp đất đầy hố và trồng lên đó một cây lau, yên trí chẵng ai nghe nổi.
Ngày tháng qua đi, từ một cây lau, đã phát triển thành bụi lau. Mỗi khi gió thổi, bụi lau lại xào xạc phát ra âm thanh"Vua Mon Vilat có cái tai lừa! Vua Mon Vilat có cái tai lừa...".
Và thế là sự thực được công bố !
- Sự thật là vậy. Sự thật bao giờ cũng phải được công khai, sự thật là cụ thể, là chân lí....
Có những sự thật dù đã được ém nhẹm, che dấu bằng nhiều thủ đoạn, nhiều hình thức, kể cả bằng quyền lực, có khi phải trãi qua năm tháng bị quên lãng, dập vùi. Thế nhưng cuối cùng sự thực vẫn được công bố. Tốt, Xấu được phơi bầy.
Đó chính là thuộc tính của sự thực.
Nghẫm nghĩ sự đời : Một kẻ giết người, dù sớm hay muộn, cuối cùng cũng bị lộ diện, do sự phát hiện của cơ quan điều tra, của nhân dân, hay do chính bản thân bỗng nhiên tự khai, tự lộ diện... vì lương tâm hối thúc hoặc do oan hồn đòi nợ trả...
- Một tên đạo chích, khoác áo lương thiện, với hai bàn tay vừa được rửa sạch đút túi.... Pháp lí có thể chưa kết tội được, nhưng nhân dân nào có lạ gì bản chất trộm cắp, chôm chỉa của hắn !
- Một quan lại tham nhũng, dù được dấu diếm che đậy dưới bộ mặt bóng lộn, trải chuốt, bệ vệ, khoác danh chức nọ, ông kia, đứng tên người khác để sở hữu nhà lầu năm bảy nơi, tuy pháp luật chưa trừng trị, cũng không dấu nổi bộ mặt tham nhũng trong tâm khảm đông đảo nhân dân, bị nhân dân khinh bỉ. Cho dù áo quần hàng hiệu, đi xe bạc tỉ, đánh bóng chức vụ ... cũng không che dấu nổi tâm địa xấu xa, tham lam, ích kỉ và lòng dạ tiểu nhân hẹp hòi.
- Một kẻ độc đoán, chuyên quyền, dù cho trên bục luôn mồm giao giãng đạo lí dân chủ, vì tập thể, vì nhân dân, học tập tấm gương người nọ, người kia... cũng không che dấu nổi giã dối "nói hay làm dở, nói một đàng làm một nẻo", ăn chơi truỵ lạc, lo sắp ghế cho con em, phì gia vinh thân, lo thu vén cá nhân, coi thường tập thể ... sớm muộn cũng sẽ bị lộ chân tướng và bị đào thải.
Kẻ không vì nhân dân, không lấy dân LÀM MỤC ĐÍCH, MÀ LẤY DÂN LÀM PHƯƠNG TIỆN TIẾN THÂN, để mưu cầu lợi ích cá nhân, kể cả tiền của vật chất, ăn đủ thứ, trộm đủ thứ, kể cả đạo trí tuệ của người khác thì sớm muộn cũng bị nhân dân vạch mặt chỉ tên !
Đó cũng chính là thuộc tính của sự thật vậy !
Hãy kiên nhẫn đợi đấy !
8/2015

LẦN ĐẦU TIÊN KHAI THẬT


















Rằm  tháng 7 "xá tội vong nhân"
Chút lễ mọn xin cúi đầu khai thật
Để cầu mong Trời, Phật độ trì cho
Lời kẻ ăn năn, tự thú trước cửa Chùa
Với tổ chức, với nhân dân 
tôi đã chót dối lừa
Vì tuổi  Mão 
nhưng  khai là tuổi Ngựa
Với tham vọng làm thêm nhiệm kì nữa
Việc nhà xong, yên trí nghỉ là vừa

Mơ ước thành rồi
Dẫu đầu hói, tóc thưa.
Bệnh tật dấu lâu nay, bây giờ trỗi dậy
Đi đó đi đây, tìm thầy chữa chạy
Chân chậm, mắt mờ, mỏi cả hai tay

Thuốc bắc, thuốc nam, rồi lại thuốc tây..
Ngoại trú nơi xa, chữa trị dài ngày
Người vẫn mệt, cổ nhăn nheo trông thấy..
Khai ít tuổi rồi, sao cứ già làm vậy

Yếu sức rồi, tôi nhờ cửa Chùa đây
Hãy giúp cho tôi trẻ lại tháng ngày
Chút lễ nhỏ xin hai tay dâng Phật
Lần đầu tiên khai thật tuổi sinh này
  Tháng 7 mùa Đại hội

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

ĐÔI LỜI VỀ CHÙA THIÊN PHÚC XÃ ĐỊNH HOÀ HUYỆN YÊN ĐỊNH


                     






















Xã Định Hoà, Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, nơi có Điện Thừa Hoa thờ bà Ngô Thị Ngọc Dao, thân mẫu vua Lê Thánh Tông,  xưa goi là Đồng Phang, có tên Nôm là kẻ Phấng, một làng Việt Cổ xuất hiện từ thời các Vua Hùng, cách nay trên dưới 2000 năm.
Đến thời Trần, dân cư phát triển đông đúc thành xã Đồng Phang, tổng Đông Lí, thuộc huyện An Định, phủ Thiệu Thiên
Đây là vùng đất có thiên nhiên đẹp "phía trước có đỉnh Non Biên, phía sau có cồn Yên Ngựa, hai bên có cồn Bút cồn Nghiên "...
Thượng thư Hoàng Phúc nhà Minh cũng từng bàn về địa thế vùng này:" mạch đất Đồng Phang giống như bàn tay tiên, nhiều mạch nước chảy hợp lại, tám hướng gió không lay động, mạch nước từ Cữu Bao chảy qua trăm dặm, qua ruộng đưa nước về kết huyệt ở áp sông thành đất Văn tinh..
Một chữ Văn tinh đã thể hiện cho một vùng văn chương bậc nhất..."
Nơi đây là đất địa linh nhân kiệt, được tạo thành bởi phù sa con sông Cầu Chày và  nhánh sông Bồng Nga. Đặc biệt dải Bồng Nga chạy vòng quanh trong xã với 10 thôn sống dọc theo hai bên sông, trông như vòng tay ôm kín đất này .
Đó cũng chính là Long mạch của xã. Địa mạch này khí rất thịnh, mang nhiều quý điệu ( đuốc sáng ) nên con người hào phóng, mang hoả tính, hoả sắc, lời nói thổ lộ, thẳng thắn, đúng sai không chút lẫn lộn, cuộc đời người dân ở vùng này chỉ giữ điều Nhân, chẵng có thâm độc ...
Nơi đây chính là quê hương bà Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ Đức vua Lê Thánh Tông. Nơi thờ bà gọi là điện Thừa Hoa, thường gọi là Phủ Nhì, linh thiêng nổi tiếng...
Trong quần thể di tích gọi chung là Phủ Nhì còn có ngôi chùa Thiên Phúc, ngôi chùa toạ trên khuôn viên cao, thoáng mát,  phía trước là con sông Bồng Nga uốn khúc, phía đông là điện Thừa Hoa, phía Tây là dòng Hón, quanh năm nước chảy mát lành ...
Sau Cách mạng năm 1945, quần thể di tích điện Thừa Hoa và chùa Thiên Phúc bị phá huỷ hết, lấy chỗ làm cửa hàng Hợp tác xã Mua bán, trường BTVH và các công trình công cộng khác... theo phong trào lúc bấy giờ.
Vì nhiều lí do, những người tham gia phá huỷ công trình Phủ Nhì và ChùaThiên Phúc, tình cờ trùng hợp, họ đều gặp những chuyện không hay hoặc thiếu may mắn trong cuộc sống, gây dư luận xôn xao... Nên các công trình công cộng, kể cả Cửa hàng HTX Mua bán, trường học v v ... phải di chuyển đến địa điểm mới, trả lại mặt bằng cũ cho điện Thừa Hoa và Chùa Thiên Phúc. Riêng mấy cây cổ thụ không ai dám đốn vẫn còn lại đến ngày nay như cây me 784 tuổi, cây thị gần 800 tuổi...Những năm trước tưởng chết khô, từ ngày Chùa có Sư các cây đều xanh lại, cành lá xum xuê đầy sức sống.
Với đạo lí uống nước nhớ nguồn, con cháu họ Ngô cả nước cùng nhân dân trong xã và các mạnh thường quân đã góp công sức, tiền của tôn tạo lại khu điện Thừa Hoa  và chùa Thiên Phúc như hiện nay
Năm 2010 Phủ Nhì đã được công nhận là Di tích Quốc Gia
Thể theo nguyện vọng của tăng ni phật tử và đề nghị của các cấp chính quyền, ngày 10 tháng 11 năm 2011 Giáo Hội Phật Giáo đã bổ nhiêm sư thầy Hoà làm trụ trì chùa Thiên Phúc, lần đầu tiên chùa đã có Sư trụ trì và đêm ngày ngan ngát khói hương. Ngày rằm mồng một và các ngày lễ, du khách thập phương tấp nập về lễ chùa ! Đặc biệt Hội Phủ Nhì chính lễ diễn ra vào ngày 26/3 âm lịch hàng năm, thì từ ngày 8/3 (ngày giỗ cụ Ngô Từ ) khách thập phương đã về tụ hội ... Cao điểm là từ 21/3 đến ngày 27/3 âm lịch dòng người khắp nơi tấp nập về trẩy hội và lễ chùa Thiên Phúc trong niềm tri ân và thành kính sâu sắc
Nhân sự kiện này, ông Vũ Văn Lẫu, Phó BT TT HU, đã tặng Sư thầy trụ trì bức lưu thơ, chúc mừng và được sư thầy vui vẻ chấp nhận:

CHÚC MỪNG SƯ THẦY HOÀ
( Nhân Thầy về trụ trì chùa Thiên Phúc )                        
Thầy về Thiên Phúc trụ trì
Vâng lời Chư Phật cũng vì muôn dân
Từ bi, bác ái, nghĩa nhân
Tiếng kinh tiếng kệ xua dần khổ đau
Dù ai đi đâu về đâu
Lời thầy chúc vẫn nhiệm màu bình an
Mát dòng sông, ấm xóm làng
Chuông chùa Thiên Phúc ngân vang đất trời
Mừng thầy xin có đôi lời
Mừng chùa Thiên Phúc được Người xứng danh !
Thiên Phúc Định hòa      
    10/11/Kỉ Mão
       KÍNH TẶNG

HẬU QUẢ SAU TOÀ














Có con gái, lại muốn trai
Đổ tại vợ hết
cả hai ra toà
Ly hôn
Con nhỏ mẹ lo
Còn bố trách nhiệm tháng cho ít tiền
Thế là hết.
Toà đã tuyên
Xưa nay việc đó tất nhiên thôi mà.
***
Trăm thứ, đổ đầu đàn bà
Một đứa đã khổ nữa là hai, ba
Khi còn tất cả một nhà
Khó khăn cùng gỡ, giờ ra một mình
Chia tay
bố cưới người tình
Còn mẹ vẫn vậy
một mình nuôi con
Trên đời sông cạn đá mòn
Phụ nữ vẫn khổ chứ còn sướng đâu
Trẻ con thì lại càng đau
Thiếu bố
thiếu mẹ
trước sau thiệt thòi
     17/1/2013

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

CHÁY ĐỎ MỘT TÌNH YÊU


















(Cho mối tình già của tôi)
Tặng gì cho em ngày tám tháng ba
Chẳng có hoa, chẳng có quà gì cả
Chỉ có yêu thương dịu hiền anh có
Và một đêm thiên đường
cho hai đứa ngất ngây say
***
Dù một năm có đến mấy trăm ngày
Ta vẫn yêu thương đủ đầy tất cả
Nhưng trong anh
mùng 8 tháng 3 như lạ
Lửa tình yêu cứ rực cháy mê say
Sâu thẳm trong tâm
Mong một Mùng Tám Tháng Ba
Không thù hận
Hạnh phúc, yêu thương
tràn ngập trái đất này...
5/3/2016