Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

THẾ LÀ ĐÃ XONG





















Dư luận:'' xử thế được gì...''

Kẻ phi nhân cách, mấy khi họ buồn

Cách đi cái chức chẳng còn (1)

Như bảo"Xong nhé”..Lại ngon hơn nhiều !

Không trôi, mồi nhả khỏi diều(2)

“Khắc phục hậu quả”, là điều tất nhiên !

Kẻ ký, người nhận vay tiền

Cấp trên, cấp dưới, anh em, chung thuyền

''Sai luật! Xuất toán''! Nhận liền !

Trả lúc hàng tỷ, nguồn tiền đâu ra ?

Chú nhận, anh trả rồi nha!(3)

Hết vay, hết nợ... thế là kiện xong! 

Biến thành dân sự, giỏi không!

Hình sự tha bổng, thoát vòng lao lung !

***

Dây kinh nghiệm, dài vô cùng

Liệu sau biết sợ, để không dẫm vào?

8/2020

(1) Cách các chức vụ trước, khi đã về hưu 

(2Diều, nơi chứa thức ăn trước khi xuống dạ dày

(3)Tự thỏa thuận coi như đã thanh toán xong 

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

NGẪM VỀ CÁI DANH















(Hình minh họa)


Ngày xửa ngày xưa, khi thượng để chưa dặt tên cho các loài rau. Tưởng cứ mặc kệ, coi như cá đối bằng đầu, cá mè một lứa là xong. Nhưng khổ nỗi, khi cần một loại in rau nào đó, nếu trời gọi, mọi loại rau cùng đồng loạt lên tiếng. Bởi sự bất tiện này, nên cần phải căn cứ tính cách, đặc điểm mà đặt tên riêng cho từng loại rau. Nào là rau muống, rau mùi, xu hào, xà lách ... Mỗi loại rau mỗi tên, rau nào đất ấy. Rau nào sâu ấy, khi bị sâu thì vạch lá chỉ tên, không để mạo danh, núp bóng, ngồi lầm ghế hay trốn tránh, tranh công, đổ lỗi. 

Chuyện kể: có một loại rau, ngoại hình na ná giống như rau Mùi, nhưng nặng mùi hơn, học dốt, đi chơi đánh bạc, đến muộn. Yêu cầu được đặt danh, nhưng chức danh trong định biên đã hết.

Là con của một quan đầu khối, nhà Trời cả nể, đang lúng túng tìm tên, miệng lủng bủng“rằng thì là....rằng thì là.” để tìm tên.

Rau ta vừa mới nghe vậy, đã vội la toáng lên “Tên Ta là thì là! Ta là thì là! “! Thế là được phân về một cơ quan chuyên lai giống rau.

Thiên triều bực lắm. Nhưng nó to béo, con nhà giàu lắm tiền, bố làm to. Nó cứ chai lì đòi cái danh như vậy thì biết sao? Lâu nay hắn từng cung cúc phục vụ Ngọc Hoàng. Giờ hắn xin cái tên để có danh, thì ban cho hắn, để có cái hắn xưng, có tên mà gọi và để hắn khỏi la lung tung. Thôi thì, nâng đỡ không trong sáng hắn một tý vậy?

Từ đó tên"Thì Là” ra đời. Nhưng vì cái tên với cái danh không rõ ràng, nên thường có sự nhầm lẫn giữa thì là với rau mùi. Được thể,"Thì Là"ta trong tiệc tùng, khi rượu ngà ngà còn công khai mạo nhận. Nhất là từ khi có phong trào bằng cấp hóa. “Thầy cần tiền, trò cần bằng”. Thế là hô biến từ trung cấp trái nghề, bước thẳng lên Đại học và danh vọt lên “Thạc Thì Là”.

 Hồi ấy rau đắt, tiền bán rau, giàu nhanh, dễ kiếm nhiều như cát tài nguyên hay mỏ đá. Bộn tiền rồi Thì Là quyết định mua tiên mua quyền. Có tiền mua tiên cũng được mà!

Xưa rau đã thế. Ngày nay, con người, có tên có tuổi, có khai sinh, có quyết định hẵn hoi. Thế mà lắm kẻ lập lờ, chẳng chính danh cho. Nhất là khi người ta hám danh, háo danh thì dễ mạo danh, giả danh, mượn danh, mua danh, kể cả cướp danh, để thỏa mãn cơn khát danh và dễ bề tham nhũng. 

Khi được danh rồi, có kẻ liều thân bám lì, giữ ghế dù đã quá lỗi thời, lực đã bất tòng tâm, lòng người đã chán làm ô cả danh. Ngược lại có kẻ hổ danh, phải mai danh ẩn tích, bỏ quê, lưu lạc xứ người, dấu nhẹm cả tên, vì đã một thời để tai để tiếng, cho dù là hơtgen hay là chính khách. Chính bởi vì vậy, danh là thuộc tính, đặc thù riêng của mỗi cá nhân. Thế mới biết cái Chính Danh đáng quí vô cùng!

Người xưa nói"Danh chính ngôn thuận”! Cứ như là hằng đẳng thức vậy. Bởi lẽ Tên nằm trong Danh, Danh lại nằm trong Nhân cách. Nhân cách tạo nên Danh dự. Nhân cách thấp hèn thì dù có khoác cái danh sang, cũng chỉ là đồ bỏ, phần cầm thú vẫn trội hơn phần người.

 Danh chỉ sang, cốt ở Chính danh. Càng chính danh, càng giàu nhân cách, dù cho cái danh rất đỗi bình thường, dân dã như hạt lúa củ khoai. “Hữu xạ tự nhiên hương”, mà không cần đánh bóng, như vốn đời đã vậy

Chính danh không xưng, hào quang vẫn tỏa. Như Bác Hồ căn dặn những người Cộng sản : Đâu cứ phải khắc lên trán hai chữ đảng viên người ta mới biết đảng viên ...!

Danh có chính, tư duy sẽ đàng hoàng, ngôn phát ra mới thuận. Khi nói, không cứ phải mượn danh ông B bà C để loè, để bịp, để dọa người.

Danh mà mượn, hoặc được cho, được đổi chác, do"chạy chức chạy quyền" mà có, thì ngôn lúng búng, như ngậm hạt thị, hữu danh vô thực. Khi mua quan ba vạn, bán danh chẳng nổi ba đồng, có danh chẳng dám xưng, cứ len lén như “ chó ăn vụng bột”. Lại có kẻ trọc phú, đi đâu cũng khắc biển, đề danh, để khoe, để bịp, bất chấp cả quy chế, quy định

Lại nữa, có người đã lon nọ, hàm kia, một thời trận mạc, vinh quang đầy mình, vẫn còn hám danh, vụ lợi, để làm chức nọ danh kia, bợ đỡ cho một cái Hội đầy tai tiếng, hay làm bình phong cho bọn bán hàng đa cấp, đến mức phải bị giải thể, làm trò cười cho thiên hạ.

Kẻ danh không chính, âu cũng như trò dốt, ngồi nhầm lớp, cứ tưởng oai, nhưng danh đểu, nhân cách thấp hèn, cho dù có khoác danh ông nọ bà kia, thạc nọ, tiến kia ... Riêng danh Quan tham, khi ra đường thì cúi mặt, chẳng dám ngẫng đầu.

Ôi ! Ở đời ai cũng phải có danh, có phận. Nhưng để có được cái Chính Danh của mình thật khó lắm thay !

31/12/2019




Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

GHẾ MỘT MÕM BA
























Ba cẩu, sinh ra ở một nhà

Chẩu mồm, thường trực lộc chủ gia

Đầy, vui, chú, bác đều có mặt

Khuyết, buồn trong dạ, muốn đẩy xa

Đứng đầu, hoành tráng, ham của lạ

Mồi thì có hạn, mõm những ba

Nợ đời, nhân quả vay phải trả

Cháy nhà, mặt nạ mới lòi ra ! 

16/7/2020

NHẬN DIỆN QUAN THAM



















Tạp ăn đủ thứ, chẳng trừ

Tham là thế đó, từ xưa đến giờ

Kẻ đạo mạo đến không ngờ

Kẻ ngoài bình dị, tâm thời khó ưa

Kẻ thủ đoạn, mẹo lọc lừa

Nhũn trên, nạt dưới, loại ưa ăn liền

Kẻ chuyên ngậm miệng xơi tiền

Đủ dạng... Nhưng có chức, quyền giống nhau

Nhận diện chúng, chẳng lâu đâu

Thoáng mặt, đã rõ là thau hay vàng...

Phơi bầy tâm địa quan tham

Cách ăn, cách chúng chọn bàn, cùng nhau

Kẻ tung, người hứng, gật đầu

Mới nhìn đã biết, cần đâu lâu gì ? 

7/2020

TỈNH LỘ VỪA LÀM






















Đường sửa, khá hơn xưa rồi
Dẫu loe nhoe nhựa, bụi trời bốc hôi
Mong mãi mới có mưa rơi
Nhưng nước không thoát, khổ người lại qua
Xe băng, nước bắn vào nhà 
Khô thì bụi, bẩn nhất là khi mưa
Vì đâu? Lời giải còn chừa 
Tại lấp lỗ thoát, tại mưa... hả giời ?
2/8/2020

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

NỖI NHỚ NGƯỜI DƯNG










Lạ kì bỗng nhớ người dưng 

Nên chăng cái nhớ như chừng nhớ thêm

Dẫu là cái nhớ không tên

Mà lòng day dứt, con tim hao, gày

“Sầu đong càng lắc càng đầy”(1)

Nhớ thương trải rộng, càng dày nhớ thương 

Gửi hồn theo gió muôn phương

Dặm trường hiu hắt, bụi đường heo may

Bâng khuâng nghĩ chuyện xưa, nay

“Khéo dư nước mắt khóc thay người đời..” (2)

Phải chăng người dưng đó thôi 

Mà sao gặp cứ bồi hồi người ơi…!

30/7/2019

Neo đậu bến quê

(1) Kiều (ND)

(2) Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa ( Kiều)

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Chuyện quê HOÀ CẢ LÀNG























Họ là anh em thúc bá
Cây xoan mọc giữa bờ rào, ranh giới hai nhà
Thuở ấy quê chưa lên nông thôn mới, chưa có chính sách ưu đãi hộ nghèo, cận nghèo... nên chưa có mẹo ghép hộ nghèo để làm thành tích. Họ nghèo như nhau, trong một cái làng nghèo.
Đất xó quê, chó ỉa, rẻ như bèo.
Thế nhưng cây xoạn lại là quí, với bao toan tính của cả hai nhà. Bởi vậy hai nhà đều đánh tiếng, cây soan là của nhà mình và đã không ít những cuộc khẩu chiến, hờn dỗi, thậm chí nhiều năm không thèm nhìn mặt nhau.
Năm tháng qua, cây xoạn đã thành cổ thụ, to lớn, thẳng tưng. Gì chứ dùng làm cột, làm chếnh nhà hoặc xẻ ván thì giá trị phải biết.
Hôm ấy, ông anh đi chợ huyện, chỉ bà chị dâu ở nhà. Thời cơ đến, ông em thúc bá vác dao ra chặt cành, vác rìu ra chặt gốc...Gần trưa cây đổ đến rầm, thì cũng là lúc ông anh đi chợ về.
Hỡi ôi! Cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cả cải lương, hát chèo, vũ ba lê, kích nói, cả song ca, cả dàn hợp xướng, cả múa rìu qua mặt nhau, chủ đề về cây soan đào có đủ !
Quá ngọ, sang mùi, loa yếu pin, tiếng đã rè. Chiều tà bóng ngã về tây, mà cuộc chiến vẫn không phân thắng bại, quân, tướng bám trụ không rời. Trận địa ngổn ngang cành lá. Chiến lợi phẩm thì không ai dám đụng, cứ đứng đó dòm ngó, hầm hè
Việc đến tai trưởng thôn. Ông ta đến ngó nghiêng một lúc, đằng hắng mấy cái, nghe hai bên thi nhau, nhiều mồm, to tiếng, bên nào cũng nhận đúng về mình.
Không cần chờ chỉ đạo cấp trên, không mớm cung, không chơi hối lộ, ông phán:
-Hai nhà là anh em hả. Cây mọc bờ rào, đất công thổ quốc gia. Cây chả ai trồng, tự nó lớn. Xử hoà cả làng !
Bảo vệ đâu? Khiêng cây vứt ao đình, ngâm đó, tính sau ...
Thế là xong! Chẳng thẩm phán, chẳng án phí, chẳng luật sư... án thi hành ngay, chẳng tốn hao gì sất.
Lạ thay, tuy chẳng rõ bên nào đúng, sai ra sao, ai bị hại, ai là nghi phạm. Cũng chẳng rõ họ ấm ức hay mãn nguyện, ai đúng chính tội hay oan sai. Hoặc nữa sự tranh dành đã quá mỏi mệt, dân trí thấp, chẳng hiểu mô tê, sợ quan trên mà im de ưng chịu. Kể cả sau này, chẳng rõ cây xoan đó mất đi đâu, ai lấy, ai dùng cái tang vật ấy làm gì nữa !
Mấy chục năm đã qua, chứ không phải 12-13 năm gì đó đâu, nhưng chẳng thấy ai kháng nghị, kháng cáo... để điều tra hay xét xử lại...Lâu lâu, cứt trâu đã hoá ra bùn.
Chuyện thời chưa có 4.0, chưa có Covit, chưa có chuyện đền bù oan  trái... chẳng rõ đúng hay sai đến đâu, im rồi, lặng rồi, chẳng ai muốn bới lại nữa. Nhưng có điều chắc chắn, những người đương thời, thế hệ thúc bá và con cháu họ có lẽ chẳng bao giờ quên.
Nay mảnh đất hương hỏa xưa của cả hai nhà, bờ rào gai được thay bằng tường rào đá, làm biên giới cho cây khỏi mọc. Con cháu hai nhà lớn lên, đi làm ăn xa. Nhà cũ, đất cũ, chẳng cháu nào ở cả. Nơi xa, mong họ làm ăn thành đạt, khỏe mạnh, hạnh phúc. Lúc nào đó có dịp, mong họ suy tư, rút ra cái gì đó thiết thực cho cuộc sống hiện tại, khi phải bán anh em xa mua láng giềng gần. Riêng đối với trưởng làng, họ rút được kinh nghiệm gì qua vụ cây xoan, khi xử hoà cả làng mà được dân đồng tình đến thế ?
4/6/2020