Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

RỪNG QUI ĐỊNH NÚI QUY TRÌNH











Như Dân Trí : "Về công tác cán bộ, chúng ta có cả “rừng” quy định, cả “núi” quy trình tưởng chừng rất chặt chẽ nhưng lại dễ dàng bị không ít người có chức quyền biến thành cái “đũa thần” để nhấc “người nhà” dù không có tài cán hay cống hiến gì nổi bật lên những nấc thang danh vọng với tốc độ thăng tiến chóng mặt. Có trường hợp muốn con làm lãnh tụ một đoàn thể, chỉ cần bố bỏ tiền xây cho ông Sếp một cái nhà thờ vài ba tỷ thế là con trong một đêm đã thành lãnh đạo, cho dù năng lực yếu kém nhưng có tài uống rượu. Khi dư luận xì xào bàn tán, đoàn nọ, đoàn kia vào cuộc thì cái kết luận mà ai cũng có thể biết trước là “đúng quy trình” hoặc cùng lắm cũng chỉ là…”nghiêm túc rút kinh nghiệm”!
Câu chuyện một người trẻ được bổ nhiệm chức giám đốc sở khi chưa đủ tiêu chuẩn, hay chuyện mẹ bổ nhiệm con, chồng quy hoạch vợ… khiến dư luận sôi sùng sục rốt cuộc cũng chỉ như “ném đá ao bèo”.(theo Dân Trí)
 Về biên chế bộ máy
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức (CBCC), viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước”.
“Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Đất nước 90 triệu dân, 11 triệu người hưởng lương thì không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy".
Nước Mỹ có diện tích lớn xấp xỉ 30 lần nước ta, dân số gần gấp 4 lần, nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Nhìn sang Trung Quốc thì chúng ta thấy đội ngũ công chức của họ cũng chỉ chiếm 2,8% dân số.
Như vậy, chúng ta thấy 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức.
Đó là chưa kể người dân chúng ta phải gánh chịu tình trạng quan liêu, sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ trong số 2,8 triệu công chức này.
 Đối với các tổ chức hội, đoàn thể:
Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố:
- Tổ chức Hội, Đoàn thể Tổng sơ bộ cả nước 338.000 người.
Tổng chi phí kinh tế của xã hội chi cho các tổ chức quần chúng trong hệ thống công, dao động trong khoảng 45.670 tỷ đồng đến 52.700 tỷ đồng, ước bằng 1,7% GDP của cả nước (năm 2014). Trong đó, khoản tiêu tốn từ ngân sách Nhà nước khoảng 14.023 tỷ đồng.
- Nhóm các tổ chức này bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Cựu chiến binh), cùng 28 hội đặc thù. Các nhóm tổ chức này, do mang tính quần chúng rộng lớn và có bản chất chính trị gắn với nhà nước, được Nhà nước hỗ trợ toàn phần hay một phần kinh phí hoạt động.
Hàng năm trung bình chi thường xuyên của Việt Nam ở mức 68-69% tổng chi ngân sách, có lúc lên đến 72% tổng chi ngân sách.
Năm nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký phê duyệt chi thường xuyên có ít hơn đôi chút, nhưng vẫn ở con số 65%. Khoảng 30% dùng để trả nợ. Đầu tư cho phát triển năm nay chỉ vào khoảng 17%.
Những nội dung trên nêu lên để mọi người suy ngẫm,  làm việc có hiệu quả, xứng với đồng lương và cần phải làm gì, góp phần vào xây dựng một Hệ thống chính trị vững mạnh, một Chính phủ trong sạch không tham nhũng.
V V L

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét