Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

NHẬN DIỆN QUAN THAM



















Tạp ăn đủ thứ, chẳng trừ

Tham là thế đó, từ xưa đến giờ

Kẻ đạo mạo đến không ngờ

Kẻ ngoài bình dị, tâm thời khó ưa

Kẻ thủ đoạn, mẹo lọc lừa

Nhũn trên, nạt dưới, loại ưa ăn liền

Kẻ chuyên ngậm miệng xơi tiền

Đủ dạng... Nhưng có chức, quyền giống nhau

Nhận diện chúng, chẳng lâu đâu

Thoáng mặt, đã rõ là thau hay vàng...

Phơi bầy tâm địa quan tham

Cách ăn, cách chúng chọn bàn, cùng nhau

Kẻ tung, người hứng, gật đầu

Mới nhìn đã biết, cần đâu lâu gì ? 

7/2020

TỈNH LỘ VỪA LÀM






















Đường sửa, khá hơn xưa rồi
Dẫu loe nhoe nhựa, bụi trời bốc hôi
Mong mãi mới có mưa rơi
Nhưng nước không thoát, khổ người lại qua
Xe băng, nước bắn vào nhà 
Khô thì bụi, bẩn nhất là khi mưa
Vì đâu? Lời giải còn chừa 
Tại lấp lỗ thoát, tại mưa... hả giời ?
2/8/2020

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

NỖI NHỚ NGƯỜI DƯNG










Lạ kì bỗng nhớ người dưng 

Nên chăng cái nhớ như chừng nhớ thêm

Dẫu là cái nhớ không tên

Mà lòng day dứt, con tim hao, gày

“Sầu đong càng lắc càng đầy”(1)

Nhớ thương trải rộng, càng dày nhớ thương 

Gửi hồn theo gió muôn phương

Dặm trường hiu hắt, bụi đường heo may

Bâng khuâng nghĩ chuyện xưa, nay

“Khéo dư nước mắt khóc thay người đời..” (2)

Phải chăng người dưng đó thôi 

Mà sao gặp cứ bồi hồi người ơi…!

30/7/2019

Neo đậu bến quê

(1) Kiều (ND)

(2) Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa ( Kiều)

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Chuyện quê HOÀ CẢ LÀNG























Họ là anh em thúc bá
Cây xoan mọc giữa bờ rào, ranh giới hai nhà
Thuở ấy quê chưa lên nông thôn mới, chưa có chính sách ưu đãi hộ nghèo, cận nghèo... nên chưa có mẹo ghép hộ nghèo để làm thành tích. Họ nghèo như nhau, trong một cái làng nghèo.
Đất xó quê, chó ỉa, rẻ như bèo.
Thế nhưng cây xoạn lại là quí, với bao toan tính của cả hai nhà. Bởi vậy hai nhà đều đánh tiếng, cây soan là của nhà mình và đã không ít những cuộc khẩu chiến, hờn dỗi, thậm chí nhiều năm không thèm nhìn mặt nhau.
Năm tháng qua, cây xoạn đã thành cổ thụ, to lớn, thẳng tưng. Gì chứ dùng làm cột, làm chếnh nhà hoặc xẻ ván thì giá trị phải biết.
Hôm ấy, ông anh đi chợ huyện, chỉ bà chị dâu ở nhà. Thời cơ đến, ông em thúc bá vác dao ra chặt cành, vác rìu ra chặt gốc...Gần trưa cây đổ đến rầm, thì cũng là lúc ông anh đi chợ về.
Hỡi ôi! Cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cả cải lương, hát chèo, vũ ba lê, kích nói, cả song ca, cả dàn hợp xướng, cả múa rìu qua mặt nhau, chủ đề về cây soan đào có đủ !
Quá ngọ, sang mùi, loa yếu pin, tiếng đã rè. Chiều tà bóng ngã về tây, mà cuộc chiến vẫn không phân thắng bại, quân, tướng bám trụ không rời. Trận địa ngổn ngang cành lá. Chiến lợi phẩm thì không ai dám đụng, cứ đứng đó dòm ngó, hầm hè
Việc đến tai trưởng thôn. Ông ta đến ngó nghiêng một lúc, đằng hắng mấy cái, nghe hai bên thi nhau, nhiều mồm, to tiếng, bên nào cũng nhận đúng về mình.
Không cần chờ chỉ đạo cấp trên, không mớm cung, không chơi hối lộ, ông phán:
-Hai nhà là anh em hả. Cây mọc bờ rào, đất công thổ quốc gia. Cây chả ai trồng, tự nó lớn. Xử hoà cả làng !
Bảo vệ đâu? Khiêng cây vứt ao đình, ngâm đó, tính sau ...
Thế là xong! Chẳng thẩm phán, chẳng án phí, chẳng luật sư... án thi hành ngay, chẳng tốn hao gì sất.
Lạ thay, tuy chẳng rõ bên nào đúng, sai ra sao, ai bị hại, ai là nghi phạm. Cũng chẳng rõ họ ấm ức hay mãn nguyện, ai đúng chính tội hay oan sai. Hoặc nữa sự tranh dành đã quá mỏi mệt, dân trí thấp, chẳng hiểu mô tê, sợ quan trên mà im de ưng chịu. Kể cả sau này, chẳng rõ cây xoan đó mất đi đâu, ai lấy, ai dùng cái tang vật ấy làm gì nữa !
Mấy chục năm đã qua, chứ không phải 12-13 năm gì đó đâu, nhưng chẳng thấy ai kháng nghị, kháng cáo... để điều tra hay xét xử lại...Lâu lâu, cứt trâu đã hoá ra bùn.
Chuyện thời chưa có 4.0, chưa có Covit, chưa có chuyện đền bù oan  trái... chẳng rõ đúng hay sai đến đâu, im rồi, lặng rồi, chẳng ai muốn bới lại nữa. Nhưng có điều chắc chắn, những người đương thời, thế hệ thúc bá và con cháu họ có lẽ chẳng bao giờ quên.
Nay mảnh đất hương hỏa xưa của cả hai nhà, bờ rào gai được thay bằng tường rào đá, làm biên giới cho cây khỏi mọc. Con cháu hai nhà lớn lên, đi làm ăn xa. Nhà cũ, đất cũ, chẳng cháu nào ở cả. Nơi xa, mong họ làm ăn thành đạt, khỏe mạnh, hạnh phúc. Lúc nào đó có dịp, mong họ suy tư, rút ra cái gì đó thiết thực cho cuộc sống hiện tại, khi phải bán anh em xa mua láng giềng gần. Riêng đối với trưởng làng, họ rút được kinh nghiệm gì qua vụ cây xoan, khi xử hoà cả làng mà được dân đồng tình đến thế ?
4/6/2020

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

MUA GÌ CHO CON






















Mùng 1 tháng 6 đến nơi
Trẻ con mẹ sắm đồ chơi những gì ?
Tốt nhất tắm biển cho đi
Công viên, siêu thị rồi thì xem phim
Chớ dại mà mua bim bim
Đồ chơi phát sáng có in chữ Tàu
Chúng nó thâm độc hiểm sâu
Trẻ em chúng muốn từ lâu diệt nòi
Muốn con khỏe mạnh ai ơi
Dùng đồ nội địa đừng chơi đồ Tàu .
 25/5/216
  

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

PHỐ LẦU VÀ ĐỒNG ĐỘI











Những người lính năm xưa
Họ đã sống một thời máu lửa
Cũng có kẻ đớn hèn
Có người anh hùng
Và bao người không còn nữa
Họ nằm lại nơi đây...
đất đã thành đất ở !
***
Đã qua rồi, một thuở thương đau
Trận địa năm nào, thành nhà lầu mới mọc
Bãi dừa nước, nơi lục bình, sình, đất
Vùi những xác trai
Giờ hoá thân hàng chục tầng lầu !
Đồng đội tôi
Trong cuộc chiến đi đầu
Nhưng ở nhà lầu, lại đến sau ?
Dù chẳng cần, dẫu chỉ một tầng lầu để ở ?
Chỉ mong sao, trong những tầng lầu đó
Còn có người nhớ đến nơi đây 
Một thời đạn bom, máu lửa
Mặc đời gió mưa.
Họ vẫn còn nằm lại nơi đây 
Mà sao chẳng được vào ở Phố Lầu ...
29/2/2012


Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

HÀ NỘI THĂM CON

























Một tuần Hà Nội thăm con
Vui ngày hai lượt Mầm Non đi, về
Thủ đô, sao ngày dài ghê
Không nhanh như ở nhà quê, ngắn nguồn
Việc làm, phần hết các con
Thể thao không đụng, bụng tròn rượu bia
Đêm thì thức rõ là khuya
Lướt Fay nhoè kính, ngày thì ty vi
“Nhàn cư vi... “, biết làm gì ?
Ngay Đền Lừ, vẫn ngại đi dạo hồ
Cuối tuần, nghe chúng nhỏ to :
“Nhà xem còn đạn, nổ cho thầy về...”
Ối trời! Thành Cổ đã ghê
Súng đạn chi khiếp...! Bắt xe thầy chuồn!
Quê nhà bà lão đang buồn
Rủ thằng cháu ngoại về luôn mấy
ngày...! 
12/9/2019