Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

LỚN MẠNH TRƯỞNG THÀNH























Ngày 19/8/45
Ngày truyền thống CAND
"Vì nước quên thân
Vì dân phục vụ"

Rực rỡ chiến công cho màu cờ thêm đỏ
***
Tổ Quốc hoà bình
nhưng máu các anh vẫn đổ
Cho bầu trời xanh và cuộc sống mãi yên lành
Hơn 70 năm
Chiến đấu, dựng xây
Lớn mạnh trưởng thành...
Những chiến công lừng danh
Những hi sinh âm thầm, lặng lẽ
Vinh nhục
Anh hùng
Sống còn và cái chết !
Cuộc chiến đấu không kém phần quyết liệt
Kẻ thù không tên
Tham nhũng
Bạc tiền
Chức quyền và biến chất
Kẻ dấu mặt bao giờ cũng thế
Chúng nó
Bóng đêm
Cùng tội ác đồng hành
Nhưng
Dẫu lủi sâu trốn tránh
Dù cho có muôn vàn mối mánh
Không thoát khỏi lưới trời lồng lộng - Nhân dân
Chúng run rẫy cúi đầu
trước vành móng ngựa ăn năn
***
Ngày 19/8 truyền thống công an nhân dân
Mong được khắc sâu lời Bác trong tâm
Tổ quốc
 Nhân dân
 Chế độ vẫn cần các anh có mặt
Làm đúng lương tâm
Đúng phần chức trách
Hơn lúc nào lực lượng cần
Dũng cảm
Trí tuệ
Lương tâm
Để mãi xứng danh là CÔNG AN NHÂN DÂN !
19/8/2018


Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

PHONG THỔ MÙA MƯA





Phong Thổ mùa này
mưa nhiều lắm phải không em ?
Ải biên cương
Núi non điệp trùng biên giới(*)
Mưa triền miên
Lũ ống thành suối mới
Chân lội bộ
Dép chẳng còn bám nổi
Người và xe, bùn ngập giữa đồi...
***
Phong Thổ mùa này mưa vẫn cứ trắng trời
Núi sụt lở, những ngôi nhà lũ cuốn
Năm học mới với bao bề bộn
Em đến trường, vượt đèo dốc đường trơn
***
Những cơn mưa vẫn cứ dập dồn
Xa phố Huyện
Lũ ngăn đường về bản
Lớp học vùng cao bao nhiêu thiếu thốn
Điểm trường đơn sơ
Vách phên hở gió lùa
Sách vở rách
Thầy, trò vương bùn lấm
Mỗi mùa mưa về... thương lắm các em tôi
***
Phong Thổ
Mảnh đất nặng tình người.
Rời phố thị thân yêu
Em đến đây
Nơi địa đầu biên cương ấy
Người Kinh, Lô Lô, Thái, Mông, Hà Nhì, Dao, Dáy...(**)
Gian khổ cùng nhau, đoàn kết xây đời
***
Mong được sẻ chia lành, rách,... tình người
Manh áo ấm, phòng cho mùa lạnh giá
Cuốn vở mới... cả lời động viên nữa
Cho những người thầy dạy chữ chốn xa xôi
***
Mưa sẽ tan, nắng ấm đã lên rồi
Em đến lớp với nụ cười rạng rỡ
Những nhánh hoa rừng.
Chậu phong lan bừng nở
Như đón chào vào năm học mới với em tôi...
7/8/2018
(*) Huyện có gần 100 km chung biên giới với Vân Nam Trung Quốc
(**) Các dân tộc Huyện Phong Thổ
Chùm ảnh từ Phong Thổ gửi về

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

CACH MUỐI DƯA CẢI LÊ












Rau cải Lê vùng quê Yên Thái, Yên Định, Thanh Hoá chủ yếu chỉ để muối dưa, một loại dưa muối vàng ươm, ăn ròn tan, vị chua ngọt, ngon tuyệt vời. Loại rau này khi tươi, nếu dùng nấu canh hoặc các món xào, bao giờ cũng có vị nhần nhận đắng, đấy mới chính là cải Lê. Bởi vậy cùng là loài rau cải, nhưng chủ yếu để làm dưa, được gọi tắt là dưa Lê, làm nhiều người nhầm tưởng đó là một loại quả.
Xưa, dưa Lê, Yên Thái được gieo hạt ngoài bãi bồi phù sa sông Mã. Giống dưa thân tròn, lá nhỏ và thưa, xanh tốt do phù sa, không ai bón phân bao giờ, kể cả phân hữu cơ, chứ chưa nói đến phân hoá học. Dân nơi đây có kinh nghiệm chọn rau và muối dưa, có nhà muối vào cả chum lớn, dùng ăn quanh năm
Đã gọi là dưa Lê, rau để  muối dưa, phải chọn đúng chính gốc dưa làng Lê, không bón phân hoá học, ít lá, có ngồng, nhưng ngồng mới loáng thoáng nụ và chưa trổ hoa.
Dưa tốt, dài không quá 30- 35cm, mập, dòn, khi hái thường được ngắt, bẻ bằng tay, ít khi dùng dao, liềm.
Dưa để muối, nếu cải chưa có ngồng, thường hay bị nhủn, úng vì rau còn non, dưa không vàng không ròn. Nhưng dùng loại rau mà ngồng đã ra hoa, thậm chí đã bung nhiều hoa, là rau bị già, dưa ăn không còn ngọt, dai, nhá phải bỏ bã.(Rau cải ngồng là vậy)
Rau thu hoạch về, được làm cẩn thận, rửa sạch từng kẽ lá, không còn đất bám, bỏ lá sâu, lá già, rửa sạch nhưng không làm nhàu rau. Sau đó để cả cây, xếp nơi sạch sẽ, thoáng mát phơi cho ráo nước, khi lá se se héo, hơi teo thân là được. Phơi chưa khô, còn nước, dưa muối dễ nhũn. Phơi khô quá, dưa dai, mất ngon. (Khó chứ không dễ đâu)
Khi muối, tuỳ người sử dụng, có thể cắt đoạn ngắn hoặc để cả cây, đến khi ăn sẽ cắt vừa miếng.
Dụng cụ muối dưa thường là các âu vại gốm nhỏ và vừa. Có gia đình dùng cả chum 200- 500 lít muối dưa để ăn quanh năm. Chum, vại, vĩ, hòn nén phải sạch sẽ, khô nước. Muối dùng để muối dưa là muối trắng, tinh khiết là tốt nhất. Không dùng muối iot. Tuyệt đối không bỏ mì chính, không bỏ đường, hành, giềng... và gia vị khác sẽ làm dưa nhanh lên men, dễ bị úng và làm mất đi hương vị dưa (Trừ khi muối ăn sổn và là rau cải khác, to lá, to bẹ, không có thân, không phải là dưa Lê)
Rau đưa vào muối được xếp thứ tự từng lớp vào vại hoặc chum. Mang bao tay ni lonl vệ sinh, để da tay không làm hỏng dưa (Ngày xưa chưa dùng bao tay nilonl, khi muối dưa, các cụ bắt rửa tay sạch đến nhợt da tay, trước khi muối dưa. Vợ chồng trẻ, sáng mai các cụ còn cấm không được muối dưa). Vò nhẹ cho rau không còn xơ cứng, nhưng không bị nhầu nát. Cứ  vài lớp rau lại rắc muối cho đều, nhưng hết sức chú ý kẻo nhiều muối sẽ mặn, nhưng nếu không đủ mặn lại hay bị khú. Vĩ và hòn nén đủ nặng, nén kín dưa. Khoảng 2- 3ngày là dưa bắt đầu ngấm muối và lên men chua. Thường là khi nước từ vại dưa nổi ngập vĩ nén là dưa đã chín, đem sử dụng được.
Bởi thế, muối dưa là cả quá trình khoa học và phải theo từng bước quy trình nghiêm ngặt là vậy.
Khi dùng dưa, chú ý chúng ta phải dùng đũa sạch, không có dấu mỡ, cá tanh hoặc thức ăn để lấy dưa. Lấy xong phải nén lại kỉ càng, cho dưa ngập trong nước dưa, để tránh nhủn hoặc nấm mốc. Khi ăn, dùng dao, kéo inoc cắt cho vừa miếng, có thể nêm tý mì chính hoặc bột ngọt
Dưa Lê ăn kèm thịt đông, thịt ba chỉ, chấm nước mắm Nha Trang, Phú Quốc, Thanh Hương, Ba Làng ... thì ngon nhớ đời. Nhiều người thích dưa Lê chấm nước mắm, ăn cùng với cơm gạo mới, hoặc chan cơm với nước dưa. Dưa Lê ngon, kho với cá rô đồng thì chết xuống âm phủ vẫn còn nhớ. Dưa mà khú, mà úng chỉ có nước đào hố mà lấp, xào nấu gì cũng không sài nổi.
Dưa ăn thừa tuyệt đối không cho lại vào vại, kẻo hỏng cả vại dưa. Dưa khi muối đã yêu cầu kỉ thuật, khi dùng cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc trên, thì dưa Lê mới thật sự là món ăn ngon và bảo quản được lâu. Đây cũng là cái khó, cái nan giải cho những người làm dưa Lê muối hàng hoá và xuất khẩu ...
Ngày nay dưa Lê có nhiều loại và còn bị mạo danh. Cách muối, cách ăn cũng đa dạng, kiểu thời đại mì ăn liền. Với tôi, cách trồng, cách chọn, cách muối dưa được ông bà dạy cho vẫn còn in đậm không phai mờ và tôi vẫn dạy các con tôi cách muối dưa như thế.
13/7/2018



Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

CHIỀU NGÃ BA BÔNG
















Chiều về trên Ngã Ba  Bông(*)
Hoàng  hôn nhuộm đỏ bến sông  quê nhà
Nghe đâu đây vẳng tiếng gà
Ngân dài theo sóng la đà mặt sông
Một vùng trời nước Ba Bông
Buồm khoe đủ sắc gụ hồng trắng nâu...
Hội lưu sông Mã tách nhau 
Xuôi Đò Lèn đổ biển sâu sớm chiều
Đôi bờ lắng đọng tiếng tiêu
Chuông  nhà thờ đổ, sáo diều  dắt reo
Cay nồng  khói mái tranh nghèo
Nôn nao lòng nhớ  buổi chiều Ba Bông
***
Đã qua nhiều những bến sông
Ba Bông vẫn nhớ, trong lòng vẫn mong
Mát chèo  thuyền  nhẹ xuôi dòng
Mà sao trong dạ trong lòng chẵng an
Thiếu bãi ngô, vắng gió ngàn
Gà nhà ai  gáy tiếng vang  sông dài
Binh minh lên môt ngay mai
Phù sa ai để ngấn dài bên sông
***
Quê người đêm nhớ Ba Bông
Phương đông trời đã rạng hồng bình minh!
10/2011
Đêm sông Hậu, nhớ Ba Bông
(*) Ngã Ba Bông nơi giao lưu của các con sông Mã tách dòng về Lèn và Sầm Sơn, 
nơi con gà gáy 5 huyện Yên Định, Thiệu Hoá,Vĩnh Lộc, Hà Trung, Hoằng Hoá cùng nghe

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

TÁM MƯƠI NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG











Thành lập Đảng bộ hôm nay
Bồi hồi nhớ lại tháng ngày đã qua
Chặng đường của máu và hoa
Tám mươi năm, bản hùng ca tuyệt vời
***
Đất nước thuở hơn trăm năm trước
Dưới gót giày xâm lược ngoại bang
Bạo tàn đế quốc sài lang
Dân bị áp bức cơ hàn lầm than
Bao nhiêu người đi làm cách mạng
Vẫn mịt mùng đêm tối chưa tan
Nhà Rồng bến cảng miền Nam
Bác đi cứu nước, mở trang sử vàng

“Người ra đi tìm hình của nước...”(1)
Bôn ba khi đến được nước Nga
Luận cương Xô Viết- Cộng hoà
Soi đường Cách mạng nước ta rạng ngời
Như bình minh, xua tan đêm tối
Đảng ra đời hạnh phúc dân ta
Trời cao biển rộng bao la
Bát cơm, tấm áo hương hoa hồn Người...”(2)
Và từ ấy Đảng soi ánh sáng
Như hào quang lan tỏa muôn nơi 
Công - Nông liềm búa rạng ngời 
Chung tay cứu nước, cứu nòi Việt Nam
***
29/7 Tại làng Hàm Hạ (3)
Xứ Thanh là Chi bộ đầu tiên
Giặc thù khủng bố triền miên
Vẫn không ngăn nổi búa liềm, cờ sao
Năm 38, mùng 10, tháng 6
Ngọc Vực nơi Chi bộ Huyện Yên(4)
Tám người Cộng sản trung kiên
Là hạt giống đỏ, ươm lên anh hùng:
Mạch, Môn, Quý,  Ái, Hoạt, Tung
Giáp, Khuyên, trang lứa tuổi cùng đôi mươi (5)
Từ ngày Chi bộ ra đời
Như thuyền có lái ra khơi vững chèo
Hội dân nghèo cùng học quốc ngữ
Ái hữu chung tương tế giúp nhau (6)
Tổng duyệt lực lượng mai sau
Chống sưu, giảm thuế, yêu cầu tăng lương
Biểu tình phản đối Huyện Tương
Tẩy chay Cai Soạn, lý, hương một phường (7)
Tập quân sự, đánh phủ đường
May cờ, mua súng bốn phương luyện rèn
Tổng khởi nghĩa Uỷ Ban Kháng chiến(8)
Lãnh đạo dân giành lấy chính quyền
Tuyên ngôn độc lập được tuyên
Cờ sao rực rỡ đất Yên Định này

Bọn đế quốc diều hâu hiếu chiến
Mỹ- Pháp càng hung hãn cuồng điên
Chúng gây chiến cả hai miền
Hòng định bóp chết chính quyền nhân dân
Cùng toàn quốc trường kì kháng chiến
Yên Định bước vào cuộc trường chinh
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”(2)
***
Pháp bại, Mỹ dã man xâm lược
Định lâu dài chia cắt nước ta
Hai miền giới tuyến đặt ra
Giang sơn đôi ngã, một nhà đôi nơi
Cách mạng bước sang thời kì mới
Chống Mỹ và lao động dựng xây
Hậu phương, tiền tuyến chung tay
Địa linh nhân kiệt đất này vinh danh
Năm 61 Bác về Thanh Hoá
Yên Trường vui, vinh dự đón Người
Làm theo lời dạy của Người
Định Công điểm sáng ra đời từ đây
Và từ ấy trên đường đi tới
Phát triển mạnh kinh tế nơi nơi
Khai hoang, nông nghiệp, chăn nuôi
Văn hoá - Xã hội,  giao thông, trạm, trường 
Lâm Tâm, Quý Lộc, Thọ, Trường
Hoà, Bình, Long,Tiến, Liên, Tường, Hải, Tân..(9)
Sự nghiệp Cách mạng toàn dân
Sức mạnh hợp tác muôn lần biển khơi
Góp công, góp của, sức người
Quân, lương chi viện tiền phương kịp thời 
Đánh Mỹ cút- Ngụy nhào rồi
Khải hoàn toàn thắng, rạng ngời Việt Nam
Anh hùng lực lượng vũ trang
Nhà nước phong tặng vẻ vang đất này
***
30 năm trên đường đi tới
Yên Định đang đổi mới từng ngày
Nông dân, nông nghiệp từ nay
Huyện nông thôn mới chung tay vun trồng 
Lần thứ 2- Phong anh hùng
Thời kì đổi mới thỏa lòng ước mong
***
Công ơn ghi tạc trong lòng
Tám mươi năm dưới cờ hồng Đảng ta
Một chặng đường máu và hoa
Kết liên thành bản hùng ca dâng Người !
5/5/2018
Viết nhân kỉ niêm 80 năm thành lập Đảng bộ Yên Định (10/6/1938-10/6/2018)
(1)Thơ Chế Lan Viên
(2) Thơ Tố Hữu
(3) Làng Hàm Hạ xã Đông Tiến
(4) Làng Ngọc Vực xã Yên Thịnh
(5) Tên của 8 đảng viên cộng sản lập Chi bộ đầu tiên của huyện Yên Định
(6) Các tổ chức hợp pháp do Cách mạng lập ra trong thời kì Mặt trận Bình dân
(7) Tương, tên của Tri huyện Yên Định và Cái Soạn tên Chủ đồn điền Bát Soạn
(8) Chủ tịch UBKC Bùi Kính Thăng
(9) Những xã tiêu biểu giai đoạn này

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

KHOE...




Khoe là thuộc tính của người
Mấy ai sống ở trên đời không khoe
Khoe nơi làm, lắm màu mè
Khoe giỏi mối mánh, khoe phe cánh nhiều
Khoe khéo nịnh, được tin yêu
Sếp thương, nói hộ một điều xong ngay
Khoe uống rượu, không biết say
Gặp là gắp, rót, lên FAY pos liền
Khoe xe, biệt thự, bạc tiền
Khoe đi du lịch mọi miền thế gianKhoe xuống biển, khoe lên ngàn
Khoe ăn đặc sản, nhà hàng những đâu
Khoe bằng cấp, tiếng Tây, Tàu
Khoe xinh, mông, má.., khoe đầu đen lâu
***
Bệnh khoe như một nhu cầu
Vui cùng bạn hữu, giống nhau ta mình
Riêng chuyện tham nhũng, ngoại tình
Không khoe, im lặng, làm thinh xuống mồ
15/4/218

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

MỘT GIÃI BỒNG NGA

















Từ lâu tên gọi Bồng Nga
Cầu Chày một nhánh tách ra sông này
Uốn tròn như tựa vòng tay
Nâng niu bồi đắp đất này quê ta
Từ Định Bình qua Định Hoà
Chảy vào cùng điểm chảy ra cùng dòng
Rồi xuôi qua ngã Ba Bông
Để chung dòng đổ Biển Đông đêm ngày
Quê tôi một dãi Cầu Chày
.."Sáng Bồng Nga lại tối ngày Bồng Nga.." 
Đã thành thơ, đã thành ca
Vựa cá, vựa lúa Định Hoà lừng danh
Đôi bờ làng xóm yên bình
Bồng Nga nên nghĩa, nên tình lứa đôi
***
Vẫn là bên lở bên bồi
Dòng sông tắm mát tuổi thơ thuở nào
Bây giờ tuy tuổi đã cao
Con sông hoài niệm đi vào đời tôi
Xa quê hơn nửa đời người
Mà lòng vẫn nhớ khôn nguôi quê nhà
Nhớ sông tên gọi Bồng Nga
Lòng mong sao mãi quê nhà ...còn sông
5/5/2012