Hiển thị các bài đăng có nhãn Tản văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tản văn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

GIỖ QUÊ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM


















Đời người là một chu trình “Sinh, lão, bệnh tử". Bởi vậy nhà ai cũng đều có giỗ. Người Việt Nam là người duy tình. Cái tình cái nghĩa nặng lắm.

Ngày húy kị ông bà, cha, mẹ. Con cháu, dù làm ăn ở đâu cũng về chịu lễ. Đó là Đạo lí làm người, cả hiếu, cả tình, nặng lòng tri ân của kẻ cháu, con. Trừ  trường hợp bất khả kháng, hay do làm ăn, cư trú nơi xa không thể về được cố quê, phải hương khói bái vọng nơi xa. 

Ngày húy kỵ! Người giàu có thì làm cỗ sang. Nhà nghèo, không có tiền, cũng có bát cơm, canh cúng ông bà, cha mẹ. Vợ chồng thành tâm, cháu con, anh em xôm tụ. Tất cả đều là hiếu đễ. Miễn là từ tấm chân tình.

Hay ho gì khi cha mẹ còn sống, không cho nổi bát canh, không mua nổi manh áo. Ốm đau, không ngơ ngó, không giặt nổi chiếc áo, cái quần... Giờ cha mẹ chết, ma to, cỗ lớn, để làm gì?

Việc thờ cúng, nhà nào, người nào cũng vậy. Dù giàu hay nghèo khó, nhà to hay nhỏ, cũng dành nơi quan trọng nhất trong nhà, là nơi để bát hương, di hình ông bà, cha mẹ làm nơi thờ cúng.

Nhưng ngày nay, giỗ chạp, nghe mà cay nơi khóe mắt...!

Thiên hạ, người giàu có, nhiều tiền của, khoe sang, làm cỗ thật to, khách mời thật đông. Sang chọe thì đi nhà hàng, ở làng thì dựng rạp. Rượu ngà ngà thì mở loa hát ca, cứ như là đám hỷ. 

Hại thay, người không có cũng đua đòi, bắt chước hoặc là phải trả nợ miệng

Việc dành nơi thờ cúng cũng vậy. Người làm ra lắm tiền, xây nhà thờ to, đúc tượng đồng lớn thờ bố mẹ cũng tốt. Nhưng đồng tiền bẩn, do tham nhũng, hối lộ… Thì có làm nhà thờ to, hoành tráng đến mấy cũng mất thiêng. 

Lại có kẻ nhà to, phòng lắm, lại để nơi thờ cúng tiên tổ, ông bà cha mẹ lên chót vót cầu thang, cứ như dấu cho khuất vậy. Mùa đông giá lạnh, mùa hè nóng vãi linh hồn, toát mồ hôi tiên tổ… thì còn đâu mát mẻ phúc nhà. 

Mồ mả là quan trọng. Ông bà, cha mẹ, người thân, khi về trời, chọn nơi an nghỉ, mồ yên mả đẹp là một trong những trách nhiệm, đạo hiếu và cũng là nỗi lo của kiếp người. 

Quan lại ngày nay, càng quan to, lại càng chơi hoành tráng! Họ tìm nơi đất vàng, chọn hướng xây mã to, xây nhà thờ lớn, mong cho mã kết, thờ thiêng, con cháu kế nghiệp làm quan đời đời.. 

Mà mã to làm gì, ngoài mục đích chiếm đất! Dân gian thường nói “To như mã Thằng ăn mày”, chứ nào đã tôn trọng gì. 

Những điều trên, nói là nói vậy thôi, âu cũng là tùy theo thực tế và quan niệm của mỗi người. 

Con và của không ai chê ít. Có con, đông con, đó là mong ước đã thành khát vọng của ông bà thân sinh ra chúng ta xưa. Thời nay, đẻ con nhiều, đã thành lạc hậu. Chỉ khi về già, bệnh tật…Dù có ở trong nhà dưỡng lão đủ đầy vật chất, nhưng chắc rằng sẽ thấm thía nỗi cô đơn!

Xưa, có gia đình lận đận sinh con nhiều bận, nhưng không nuôi được, phải đi cầu tự, nhờ thầy yểm bùa hoặc nuôi con nuôi. Rồi thì có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Thành tâm nguyện cầu, ăn ở phúc đức, trời Phật thương, thì cầu được ước thấy.

Đặt tên ư ? Tên gọi rất quan trọng với một người, vì nó gắn với chúng ta cả cuộc đời. Do vậy, tên người chẳng những ảnh hưởng đến tiền đồ sự nghiệp mà còn sẽ tác động đến tâm lý chính chủ nhân của nó. Ngày xưa ông bà quan niệm nam văn, nữ thị để phân biệt giới tính, giờ thì lộn lèo. Xưa, đặt tên theo vần tên cha mẹ, theo dòng nòi, giống. Nhà khó nuôi con, phải đặt tên con cho xấu, để khỏi quỉ ghẹo, ma trêu, như tên thằng buồi, cái đĩ, cái sắn, thằng khoai... 

Ngày nay thiên hạ  đua nhau đặt những cái tên thật kêu, thật oách nghe là lạ.  Thậm chí đặt cái tên dở tây, dở tàu, chỉ mong khác người. Rồi thì tranh nhau đặt tên của những người đẹp, nổi tiếng như Mỹ này, Hồng nọ,  Gia kia. Những là Aí Mỹ, Bảo Xuân… thôi thì đủ thứ. Ngày xưa các cụ dạy “ lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống “. Nay thì đẹp chẳng cần phải từ giống nòi, tông, giống. Tài năng chẳng cần luyện rèn…  Miễn  cứ ước mong tên lạ sẽ đẹp, hát sẽ hay, sẽ cho giàu tiền lắm của, rồi tiếm đất xây biệt phủ, không phải nuôi lợn, chạy xe ôm, bán chổi đót… mà vẫn giàu!

Mong là mong vậy, nhưng cũng có người toại nguyện, người không. Nòi nào giống nấy, cũng như thầy tu thì mặc áo tu. Nhưng cái áo không làm nên thầy tu là vậy ! 

Mà cũng lạ, cái tên thằng Tham, con Nhũng, là nguyên cớ nhanh giàu, mà sao cũng ít người đặt 

Trộm nghĩ: Mỗi cái tên cha mẹ đặt ra dù hay, bay bướm, hoạc trần trụi...  đều mang ý nghĩa, sự gửi gắm của người thân yêu mình. Còn thiên hạ có cái để gọi, để phân biệt, để kính trọng hay để khinh bỉ, nguyền rủa...Tùy ở tình cảm mỗi con người. 

Cứ như tên Trạch Văn Đoành có nổ, cũng chẳng làm ai sợ. Tên Huệ, Bích, Hồng, Hương... nếu tâm ác cũng chẳng tạo nên vẻ đẹp. Xấu ma chê quỉ hờn như thị Nở, khi yêu, anh Chí cũng thấy đẹp đến rạng ngời! Bởi vậy, tạo được vẻ đẹp chủ yếu nhất vẫn là cái tâm.

Người Việt ta duy tình. Trăm lý không bằng tí tình. Máu chảy ruột mềm.Tình cảm có khi còn trên cả lý trí.  Phải chăng, bởi do từ nền giáo dục, truyền thống và bản chất gia đình, mà ta thường nặng tình, nặng gánh con cái. Quý tình nghĩa hơn cả chức quyền, tiền bạc và luôn nhắc truyền thống cho con cháu học tập, làm theo gương ông cha Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Yêu quý thương yêu các con hơn cả cuộc đời mình. Thương yêu chúng mê muội đến mức như “cá chuối đắm đuối vì con”. 

Bởi lẽ: có yêu thương, quý trọng gia đình thì mới biết yêu thương quý trọng người ngoài xã hội. Âu cũng là nhân quả vậy !

Nhân khi đang giản cách mùa Cô vít, nhàn đàm, ngẫm tý cho khuây.

Bạn Fay ai vào đọc, đồng cảm thì Thanhkiu, không ưng thì cho qua, xin đừng gạch đá! 

10/10/2021

Suy nghĩ về tổ chức KHỞI CÔNG XÂY DỰNG MỚI NHÀ THỜ ÔNG VŨ- Đình-TƯƠNG, THẦN HOÀNG LÀNG TỐ PHÁC

 







Nhận được điện mời về dự lễ động thổ, làm mới nhà thờ ông Vũ Đình Tương, Thủy tổ họ Vũ, nhưng cũng là Thành Hoàng của làng Tố Phác.

Thật là vui và mừng lắm.

Mừng vui vì con cháu hậu duệ của ông Tổ đã trưởng thành, có tâm huyết. Người có trách nhiệm biết chăm lo từ mộ phần, xây nơi thờ tự Cụ Tổ, đến lo cho cuộc sống thực tế của dân làng, dòng họ.

Người ở nơi xa thì quan tâm. Có điều kiện thì góp ý, góp kinh nghiệm. Kể cả đóng góp kình phí, góp phần vào xây dựng công trình tâm linh, đạo hiếu của làng. 

Vui vì mong ước của cả làng, trong đó con cháu họ Vũ được thực hiện.

Từ nay con cháu họ Vũ sẽ có nơi khang trang để hương khói, tri ân tổ tiên. 

Dân làng có nơi khang trang, thắp nén tâm nhang, tri ân Thành Hoàng làng- Người khai thiên lập địa, cho lòng mỗi người thanh thản, vì mình đã sống biết ân nghĩa, có đạo hiếu. Để rồi cùng đoàn kết, chung tay làm giàu cho quê hương, xây dựng làng văn hóa, thôn văn hóa mới, làm gương sáng cho con cháu noi theo.

Làng nhỏ, hơn trăm hộ, chỉ mấy trăm khẩu, chưa giàu có, lại vừa trải qua dịch Cô vít, nhiều hộ kinh tế còn khó khăn. Nhưng việc hiếu đễ, dân làng đã quyết định thì là quyết tâm lắm.

Bên cạnh niềm vui, nỗi mừng đó, tôi cứ băn khoăn khi việc hệ trọng mà làng vắng nhiều và để lại nhiều dư luận.

 -Một số dân làng không đồng tình với cách làm. Cho rằng có sự phân biệt, cho đây là việc của họ Vũ. Không phải việc của Làng, mặc dù Làng chung một Thành Hoàng. Nên chỉ có một số trai, gái, râu, rể… hậu duệ họ Vũ đại diện. 

“Chúng tôi vẫn biết: Họ có những việc thuộc riêng nội bộ của Họ và phải là người đủ thẩm quyền triệu tập họp Họ và Họ quyết định. Nhưng cũng có việc của Họ, cũng chính là việc của Làng, thì phối hợp cùng trưởng Làng để cả làng giải quyết. Trong khi một cụm dân cư, một Thôn có thể có một hay 2-3 Làng, trong đó có thể có nhiều dòng Họ sinh sống. Nhưng mỗi vùng đất to, nhỏ đều có thổ địa riêng cai quản. “Đất có thổ công. Sông có hà bá”. Nhất là đất đó do khai phá của một người cụ thể, đã được phong Thành Hoàng.

Bởi vậy, việc làm nơi thờ cúng, tri ân sẽ là trách nhiệm chung của Làng, của mỗi hộ dân cư ngụ trên đất đó. Chứ không phải là riêng của một dòng họ nữa và càng không phải là việc của người không phải vai trách nhiệm, mặc dù họ có tiền hoặc có quyền. Mà có tiền, quyền họ cũng có cho không Làng, cho không Họ đâu? Của dân, của Họ đóng góp cả. Được tiếng được miếng cả…”

Tôi hỏi: “ Nghe nhà thầu cho nợ tiền 2 hay 3 vụ phải không? “

-Khi dân trí thấp. Nghèo được cho nợ là khoái rồi. Mà tiền chịu, không phải là tiền và không phải trả ư? Phải làm cấp bách đến thế ư? Sau dịch Cô vít. Bao người muốn xin được làm! Sao không đấu thầu, rẻ được đồng nào, đỡ cho dân đồng ấy…”. 

Người ủng hộ thì nói “Dân làng tán thành làm, chỉ băn khoăn về việc không được dự bàn, cách thức tổ chức thực hiện không bàn kỹ. Ba người đã là Gia Cát Lượng, tránh được sai xót. Nhất là việc liên quan đến sự yên ổn đến phát triển hay suy vong sau này của cả Làng cả họ. Vì “ăn có mời. Làm có mượn”. Việc Họ, việc Làng, dù muốn tham gia bàn, dù là có quyền lợi, cũng phải được người có thẩm quyền đồng ý. 

Ôi ! Đấy chỉ là dư luận. Nhưng dư luận thế gian như làn sóng biển, kẻ nào coi thường sẽ bị sóng cuốn trôi. 

Thiển nghĩ: Dòng họ chỉ là phạm vi hẹp. Làng, xã, đất nước mới là rộng lớn. Bách tính, trăm họ, sống cùng chung mảnh đất hình chữ S, lại chung một mẹ Âu Cơ, một cha Lạc Long quân… mới tạo nên sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt. Sáu mươi ba dân tộc, trăm họ một nhà, không phân biệt đối xử thì mới tạo nên sức mạnh Việt Nam. 

Người lãnh đạo, dù to nhỏ phải biết được điều đó.

***

Gặp gỡ anh em, con cháu trong họ, cũng như một số người trong làng. Hỏi chuyện một vài Đảng viên cao tuổi Đảng, một số cán bộ CCB; một vài người hiện đang công tác ở thôn, xã. Một cụ tôi gọi là anh, tuổi nay ngoài 80 khi được hỏi, nôm na anh nói:

-Cuộc họp hôm đó thằng T và thằng K chủ trì. Không phải là người Trưởng chi nào cả. Cũng không phải là họp làng…

Người ủng hộ thì rõ quan điểm:

-Với con cháu họ Vũ, xây nhà thờ Tổ, vừa là trách nhiệm, là đạo lý, vừa là mong ước. Ai đứng ra làm cũng được, nhưng phải công khai dân chủ, thống nhất cách làm 

-Đối với dân làng, dù khác họ, nhưng có người đã mang họ Vũ từ lâu. Cũng có người là mối quan hệ thắm thiết, như sui gia, láng giềng và cùng chung sự quản lý của một chính quyền, sự lãnh đạo của một Cấp ủy. Nhưng cơ bản, họ đang an cư, lập nghiệp trong cùng mảnh đất văn hóa Tố Phác, cùng chịu hàm ơn một Thành Hoàng. Nơi đây chính là Làng của họ, họ đang đoàn kết, bình đẳng không phân biệt, để cùng nhau xây dựng làng văn hóa Tố Phác, Thôn Tố Lai, trong xã nông thôn mới nâng cao. 

Đây cũng là trách nhiệm, là văn hóa, là cái “tâm tri ân, uống nước nhớ nguồn”, trong đạo hiếu nhân văn của người Việt Nam. Chứ không để mang tiếng là kẻ ăn nhờ ở đậu, vô ơn. Cùng chăm lo xây dựng nhà thờ, hội nhập với cộng đồng, chúng tôi thấy lòng mình thanh thản và đó cũng chính là nền tảng xây dựng sự đoàn kết thống nhất, một trong tiêu chí cơ bản của một làng văn hóa. Do đó họp Làng để cùng bàn cùng làm là đúng nhất.

Mặt khác, khi dân cả làng cùng chăm lo, thì sức mạnh tăng lên. Đối tượng tham gia tăng, không phải phân biệt. Cả làng. “Xúm xít như dết nhiều chân”, nhiều người chia sẻ, thì gánh nặng đóng góp giảm đi. Cũng như là nhiều cây chụm lại nên rừng vậy”!

Suy nghĩ đó, theo tôi là rất đúng

Tôi hỏi chú là Đảng viên cao tuổi Đảng trong họ 

- Ta làm có báo cáo tổ chức không chú?

- Việc của Họ là do trong Họ họp bàn quyết định. Liên quan tới Làng thì phối hợp cùng trưởng Làng để thống nhất. Dù chung một Cấp ủy, cùng trong một Thôn, nhưng là việc của Họ, của Làng. Chi bộ không ra Nghị quyết làm thay. Nhưng với Họ, trước khi làm phải báo cáo, để Chi ủy Chi bộ ra Nghị quyết Lãnh đạo, phân công Đảng viên là người trong Họ, trong Làng, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất. Bởi việc của Họ, nhưng liên quan đến đóng góp, đến sức mạnh đoàn kết của dân Làng. Yêu cầu đại diện Họ và Làng, phối hợp cùng tổ chức cho dân Làng đi họp đông đủ, bàn kỷ thông suốt. 

-Chi Bộ không ra Nghị quyết sai thẩm quyền, không Nghị quyết làm nhà thờ cho Họ Vũ…Nhưng yêu cầu dòng Họ, con cháu họ Vũ phải gương mẫu, làm nòng cốt cho dân làng. Mọi vướng mắc, trong Họ tự giải quyết. Nhất là trong tự nguyện đóng góp. Tránh áp đặt, bàn chưa kỹ mà đã quyết định. Họ hay Làng cũng là dân. Dân chưa thông, việc thu đóng góp sau này sẽ khó khăn. 

Là công trình tâm linh của cả làng cả họ, nên phải hết sức cẩn thận. Công khai quy mô, hình thức. Thiết kế kiểu dáng, hướng nhà, thế đất. Tổng dự toán công trình. Cách thức huy động vốn. Chọn đơn vì thi công bằng đấu thầu hay quyết định chỉ định thầu, để có chi phí thấp nhất, giảm sự đóng góp của dân?

Đây là suy nghĩ tích cực, đúng nguyên tắc, đúng cơ chế lãnh đạo, chặt chẽ cụ thể. Đó cũng chính là những yêu cầu mà những người có trách nhiệm phải được triển khai đến người dân. Làm được vậy, sẽ đảm bảo đoàn kết thống nhất, tránh được dị nghị.

Qua những dư luận trên, và qua việc làm thực tế, thiết nghĩ cả về phía Họ và Làng cần phải rút kinh nghiệm. Nhất là về tôn ty kỷ cương trong dòng Họ, kết hợp với việc Làng xã và trong tổ chức thực hiện.

Đã là việc Họ phải là người trong họ được phân công, hoặc do Trưởng Họ điều hành. Đã là Trưởng họ, có hèn mọn vẫn là anh, là trưởng, không thể lấy em, lấy cháu, hay người khác có năng lực hơn để thay thế, mà chưa được ủy quyền.

Thứ hai, dù là người trong chi trưởng, nhưng chỉ là hàng cháu chắt, khi các Cụ các ông bề trên thuộc hàng ông, cha đang còn sống, thì cũng không được tiếm quyền, để tùy tiện quyết định, vượt quyền các Cụ. Ngày nay mọi sự đã khác. Nhưng bài học xưa, vua chúa phế trưởng, lập thứ là tai họa, mà lịch sử đã minh chứng. 

Với các Cụ, dù tuổi cao sức yếu, nhưng trách nhiệm vẫn phải chủ trì triệu tập họp để bàn và kết luận. Nhưng đến việc làm, sẽ ủy nhiệm, giao cho con cháu làm. Không được viện lý do để lẫn tránh trách nhiệm. Đất nước xưa có Vua đã trưởng thành, vẫn có hội nghị Diên Hồng là vậy. 

Ngược lại, có người dù là bậc cha chú, việc chưa bàn kỷ, cũng không chống lưng cho con cháu làm sai kỷ cương dòng họ. 

Cuộc họp họ, do trưởng họ điều hành. Còn cuộc họp của Làng phải do Trưởng làng điều hành. Cuộc họp của Làng, không thể thay thế cuộc họp Họ và ngược lại. Khi cần thì đồng chủ trì. Còn không, đây chỉ là việc của hai cá nhân, thỏa thuận làm với nhau. Đúng sai, tiết kiệm hay lãng phí… cả Làng hay cả Họ, không chịu trách nhiệm, kể cả trong việc làm và cả trong đóng góp.

Nay việc đã vậy, thiết nghĩ cũng do sự kém hiểu biết. Nhưng cái tâm là trách nhiệm với tổ tiên, và việc xây dựng nhà thờ cũng được đa số ủng hộ. Có gì chưa chu đáo cần rút kinh nghiệm. Nhưng cơ bản là phải cầu thị và khiêm tốn lắng nghe, khắc phục, không biện luận, lấp liếm.

Trước mắt, cần làm thông tư tưởng với dân làng, dòng họ, để mọi người ủng hộ. Tập trung thi công, cho công trình sớm được thành công. 

Khi làm thì dân phấn khởi. Ngày khánh thành, cả làng hân hoan, càng thêm đoàn kết, gắn bó.

***

Công trình nhà thờ Tổ, Thành Hoàng làng Tố Phác là việc tâm linh, là việc làm đạo lý của con cháu và dân làng.

Mong rằng mọi việc hanh thông, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Nhưng không làm ẩu, vội vàng.

Dân làng đã đoàn kết trong việc làm. Xây xong công trình, dân làng, dòng họ càng đoàn kết, yêu thương gắn bó nhau hơn. Để Tố Phác mãi trường tồn, giàu đẹp và văn minh!

24/5/2023


Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

Họp lớp KỶ NIỆM 50 năm ngày tựu trường







Kính thưa các thầy giáo

Thưa tất cả các bạn

Thế là sau 50 năm, như những đứa con đi xa, nay được về nhà. Chúng ta hân hoan, tay bắt, mặt mừng trong niềm vui xôm tụ.. Xin chúc mừng sự đoàn viên của tất cả chúng ta. Xin được chung vui với những niềm vui, hạnh phúc của mỗi người và xin được sẻ chia những nỗi buồn, những mất mát riêng tư cùng các bạn.

Cảm ơn các thành viên trong ban liên lạc đã nêu cao trách nhiệm, chung tay cho công việc chung. Cảm ơn sự nhiệt tình của tất cả các bạn, để có buổi họp mặt hôm nay! 

Thưa tất cả các bạn

Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Từ khi ta oa oa khóc tiếng khóc chào đời, đến khi  về với tổ tiên là cả một mối quan hệ chằng chịt, với bao kỉ niệm, dấu ấn không nhoà. Nhưng với lớp ta, có lẽ ghi đậm nhất, đọng lại nhất trong mỗi chúng ta là ngày tựu trường, tập trung về Bái Thủy, Định Liên, địa điểm của Trường Cấp 3 Yên Định khi đó, cách đây 50 năm, nửa thế kỷ, nửa của một kiếp người! 

Phải chăng đó là lần đầu tiên xa nhà, xa bố mẹ, người thân, để theo đòi đèn sách, với những ước mơ cháy bỏng, cùng những hành xử đầu đời, trắng trong như trang sách học trò, mà suốt cả quãng đường 50 năm qua, ta kiếm tìm mà chưa hề gặp lại?Bởi vậy, cái ngày ấy của thế hệ chúng ta đã thành thiêng liêng, ắp đầy cảm xúc và ghi đậm dấu ấn không nhoà. Điều ấy cũng phần nào lý giải vì sao từ lúc ấu thơ, đến khi đã thất thập cổ lai hy, đã là ông là bà, đã qua bao trường, bao lớp, qua những Hội, những cơ quan, cả Đảng cả Đoàn... cả kẻ nơi trận mạc, kẻ chốn quan trường hay người ở lại quê hương...  nhưng “Kỉ niệm xưa” ấy vẫn cứ mãi sống trong ta. Và lạ kì, ngày lại càng hiện diện nhiều hơn, sâu đậm hơn theo độ dày năm tháng. Khi mỗi chúng ta ngày mỗi yếu đi, già đi theo quy luật cuộc đời? Và phải chăng nữa, tuổi già nhu cầu được sống lại cùng kí ức, cùng hoài niệm, mà day dứt, mà nấu nung, mà thôi thúc mỗi chúng ta trăn trở tìm về...

Cùng chung ý nghĩ đó, một số bạn đã yêu cầu Ban liên lạc lớp tổ chức buổi gặp mặt, nhân 50 năm ngày tựu trường của lớp chúng ta. 

Thể theo nguyện vọng đó, Ban liên lạc đã tìm địa chỉ, đã thông báo tới các bạn và các bạn đã nhiệt tình ủng hộ, nên mới có buổi họp mặt hôm nay.

Tiếp theo kỷ niệm 40 năm ngày ra trường(3/2011). Hôm nay, chúng ta, những bạn cũ, lại tề tựu về đây, mừng vì có thêm những bạn cũ, nhưng tận 50 năm mới lần đầu gặp lại. Song, trong niềm vui đó, chúng ta bùi ngùi tưởng nhớ thầy Chủ nhiệm, các thầy cô, cùng một số bạn đã vĩnh viễn ra đi, do chiến tranh, do tuổi già và bệnh tật... nên không có mặt hôm nay. Xin hãy dành phút mặc niệm cho những người thân yêu đó

Thưa các bạn . Sau 50 năm gặp lại. Kỷ niệm xưa dồn dập kéo về. Hãy gác lại những bộn bề của cuộc sống, những đam mê, kể cả hưởng lạc hoặc cả ấm ức ganh tỵ riêng tư ... để cùng nhau ôn lại, sống lại cái ngày túi sách đứt quai, bao cói gạo, ngô... đi bộ đến trường. Hãy sống lại tuổi thần tiên, cùng chung đèn sách với bao kỷ niệm gắn bó bằng hữu, thầy trò... Hãy bỏ qua đi nhục vinh, quan lính, may rủi của cuộc đời, để thả mình, sống lại tình bạn thuở học sinh của 50 năm trước, để về với Bái Thủy, với Quán Lào, với vùng quê Yên Định... Chia sẻ cùng nhau nỗi nhung nhớ, kể cả nuối tiếc và cả sự khát khao. Để rồi mai này chia xa, sẽ còn sống mãi trong ta những giây phút tuyệt vời này.

Thưa các bạn. Chúng tôi đã cơ bản thông báo được tới  bạn bè và đều phấn khởi chờ ngày về xôm tụ. Nhưng một số bạn do lý do đột xuất bất khả kháng mãi giờ chót mới báo tin, nên không có mặt hôm nay. Các thầy cô vì già sức khỏe yếu, đường xá xa xôi nên không thể về đông đủ. Khi trò 70, chỉ số ít thầy trẻ, dù tuổi gần 90 nhưng cũng cố gắng về cùng chung vui. xin được cúi đầu thành kính cảm ơn và chúc sức khỏe các thầy

Chương trình hôm nay, sau hàn huyên ở đây, chúng ta sẽ vào thăm trường cũ. Tiếp đó, có thể thăm vài nơi, cùng sống lại kỷ niệm và mừng cho sự đổi mới của quê hương Yên Định. Trưa, giao lưu tại khách sạn này và kết thúc tại đây. Các bạn có nhu cầu riêng, chủ động sắp xếp theo dự định của mình. Chúc các bạn toại nguyện. 

Một lần nữa , xin chân thành cảm ơn cac thầy, các quý vị đại biểu và các bạn. Chúc cho cuộc hội ngộ vui vẻ đầm ấm. Chúc sức khỏe an lành cho tất cả chúng ta.

Xin chân thành cảm ơn 

Quán lào 9/4

 (Ngày về họp lớp )

HỌP LỚP KỶ NIỆM 52 năm

 







Thưa các bạn! 

Chắc chẳng cần nói nhiều thêm gì nữa. 

Chỉ xin vui mừng chào đón và giới thiệu các bạn từ phương Nam xa xôi, từ phương Bắc và từ miền Trung cũng như trên quê hương Yên Định. Tất cả chúng ta đã vượt lên khó khăn chung của tuổi già, và cả những khó khăn riêng có của mỗi người.  Nhất là đã vượt lên chính mình, để giữ lửa nhiệt tình, khơi dậy trách nhiệm đối với bè bạn, một thời đèn sách… Để về vui xôm tụ hôm nay.

Đặc biệt, những bạn từ phương Nam, lặn lội về đây, chính là tấm gương về tình bạn sắt son trong sáng, không bị nhạt nhòa theo năm tháng và cũng chính là nòng cốt cho cuộc gặp gỡ hôm nay. Song, cũng có những người ngay trên quê Yên Định, dù gia đình đang có những khó khăn, thậm chí khó khăn đặc biệt. Nhưng, với nhiệt tình và trách nhiệm với bạn bè, với lớp… đã tự thu xếp việc nhà, tất cả vì bạn, chứ không để bạn vì mình. Chủ động có mặt, chung vui cùng bè bạn. Thế mới biết, tình bạn thật cao quí và cảm động, chỉ khi đã nhiệt huyết, vô tư, trong sáng và chân thành, thì sẽ vượt trên tất cả. 

Và sẽ ân hận biết bao, khi mà bạn bè từ Bắc, từ Nam đã lặn lội hàng ngàn cây số, quyết tâm để về họp lớp. Thì lẽ nào, trong chúng ta, nếu có ai đó, dù chỉ trong suy nghĩ không trong sáng, mà dững dưng, vin mọi lý  do, để không thể đi xa vài chục km đón bạn. Hoặc không thể thu xếp nổi việc nhà, để ào về, dù chốc lát, gặp gỡ, vui cùng bạn hữu? Rất may, trong những chúng ta đang ngồi đây, đã không ai làm điều đó. Ngoài những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng, mới không thể có mặt hôm nay. 

Bởi vậy, chúng ta có quyền tự hào về các bạn của chúng ta và tự hào cho cả chính mình…

Lần nữa, thay mặt BLL và riêng cá nhân, xin chúc mừng, chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn tất cả các bạn.

Cảm ơn chị Hoàng Thị Chuyên, chị Lê Thị Liên, chị Lê Thị Chung, chị Nguyễn Thị Bích Liên, chị Trịnh Thị Y… đã có quà cho lớp. 

Cảm ơn các anh, chị:

 Lê Đình Quý, Nguyễn Viết Chính, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Bích Liên… đã hỗ trợ thêm kinh phí cho buổi họp lớp 

Thưa các bạn:

Hành trình về thời áo trắng của các ông, các bà ”thất thập cổ lai hy” lần này thật vất vả, với bao trăn trở, cả trong mong đợi, trong thấp thỏm, hy vọng và cả chút thất vọng mơ hồ…

Có lúc tưởng như mong ước đã không thành. Để rồi giờ đây, khi xúc cảm bị dồn nén, được vỡ òa trong niềm vui gặp mặt. 

Hãy vui rạng rỡ lên các bạn. Nếu ai đó có sự nghĩ  không trong sáng về bạn bè, đến tình bạn cũng bị lưu manh hóa …. Thì sẽ biến những gì, dù đẹp đẽ đến mấy, cũng sẽ thành bộ mặt xấu xa. Nhưng, sự trong sáng, niềm hân hoan  sau 52 năm gặp lại bạn bè , sẽ làm rạng rỡ trên nét mặt của những người từng được xếp thứ ba trong “nhất quỉ, nhì ma này”, dù đã bước vào tuổi thất thập cổ lai hy!

Vui trong vòng tay bè bạn, nét hân hoan sẽ xua tan đi sự già nua, làm đẹp lên, trẻ lại, trên khuôn mặt những con người”đã vào cái thời xưa nay hiếm”. 

Đôi lời như vậy. Xin dành thời gian để các bạn vui gặp gỡ, hòa trong kỷ niệm và cả hò hẹn cho tương lai. 

Để rồi, khi chia xa, mãi mãi còn trong mỗi chúng ta, lưu giữ mãi những kỷ niệm đẹp đẽ này. 

Mai đây, khi mỗi tuổi mỗi già, sức khỏe mỗi yếu, đi lại khó khăn. Hình thức tổ chức họp lớp sẽ không còn phù hợp. Rồi cùng với năm tháng, “sinh, lão, bệnh, tử”sẽ được chiêm nghiệm. Đó là quy luật của kiếp người. Nhưng mong rằng, tình cảm lớp 10c mãi mãi còn trong trái tim của mỗi chúng ta.

Mong rằng, các bạn thân yêu, hễ khi có điều kiện, thì hãy tìm về với nhau, chia sớt nỗi niềm, chí ít cũng liên lạc, thông tin cho nhau. Xin đừng cầu toàn, hãy đến với nhau, dẫu chỉ có dăm, ba bạn cũ. Dù ở miền Nam hay miền Bắc, thành phố hay thôn quê, dẫu địa điểm nào đi nữa, nghĩa tình bè bạn vẫn cứ đủ đầy nguyên vẹn …

Lần nữa, xin chúc sức khỏe mọi người. Chúc may mắn hạnh phúc và thành công.

Xin cảm ơn tất cả 

9/4/2023.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

Nguyên và không Nguyên








Họ trước đây là đồng hương cùng một Huyện. Sau này mới chia tách thành hai Huyện và họ đều là “Nguyên cán bộ lãnh đạo thuộc diện Tỉnh ủy quản lý”, được thực hiện một số chế độ. Trong đó có đi nghỉ dưỡng, Ban BVCSSK Tỉnh khám bệnh và cấp thuốc theo định kỳ hàng năm.

Thật là tay bắt mặt mừng. Mấy ngày nghỉ dưỡng ngắn ngủi. Vật chất thì không đáng nói. Cái vui lớn nhất, là được gặp lại nhau, thấy còn mạnh khỏe, dù cho tuổi tác mỗi người ngày một cao, quĩ thời gian đã mỗi ngày một ngắn. 

Bởi vậy, những “Nguyên lãnh đạo”các cấp, người thì râu, tóc đã phơ phơ, người đôi tai giờ nghễnh ngãng, nói chuyện mà  cứ hỏi hả, hả nhiều hơn là nghe, hay người mới “hạ cánh an toàn”, còn xanh mái tóc, dây tý ăn phần, mà luôn ưỡn ngực tự hào. Họ đều tìm đến phòng ở của nhau, chung niềm vui xôm tụ 

Thôi thì, ôn xưa, nhớ cũ, buồn, vui có đủ, chuyện tưởng như không dứt. Mạch chuyện vui, là nhắc lại chuyện xưa, niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của một thời chung hai Huyện và nay cùng chung niềm vui vì quê hương đổi mới. Cơ quan làm việc giờ khang trang, bước đường đi trong tương lai ngời sáng, ai ai cũng muốn khoe, cũng chung niềm vui hồ hởi… Nhưng trong niềm vui đó, có cái gì nó cứ gai gai, mà dường như ai cũng né!

Bỗng ai đó chợt hỏi: 

-M X T… có khỏe không, đợt này có đi không? 

-Anh ấy khỏe. Nhưng không phải đối tượng được đi…

-Sao không? Anh ấy từng là Phó Chủ tịch Công thương của Huyện lớn mà …

-Nhưng trước khi về hưu, là Chủ tịch Hội ND, chỉ là nguyên CTHND, chứ không còn Nguyên PCTUBND Huyện nữa…? 

Thế là, dù không muốn, câu chuyện cũng đã lạc sang chủ đề khác, mà lúc đầu ai cũng né tránh:

-“Nguyên” là gọi những người khi về hưu đang giữ các chức vụ đó, mới gọi là Nguyên”. Còn đã chuyển công tác, nhận chức vụ khác, trước khi về hưu, ai còn gọi là Nguyên nữa?

-Thế sao có ông, có thời là Thường vụ, đã chuyển công tác khác, quĩ lương khác, rồi mới nghỉ hưu. Thế mà giờ vẫn là nguyên Thường vụ, vẫn hưởng các chế độ của “nguyên” đó thôi!

Lại nữa, có ông bị kỷ luật Cách hết chức vụ trong Đảng, hay bị cách chức Ủy viên chấp hành, thì lẽ ra, nghiễm nhiên không còn là Ủy viên Thường vụ và không còn là Chánh, Phó Bí thư nữa. Thế nhưng, họ nói”chỉ bị kỷ luật ở một nhiệm kỳ, nên họ vẫn còn nguyên ở nhiệm kỳ khác”. Bởi vậy, chế độ họ vẫn hưởng nguyên thôi? Vô lý hay có lý đây?

-Lạ nhỉ. Ngay nhiệm kỳ cuối, trước khi về hưu, bị cách hết chức vụ của  ngay nhiệm kỳ đó, mà vẫn gọi là Nguyên, thì Nguyên thế nào nhỉ? Thế là Cách cho vui à? Cũng như có trường hợp bị cách hết chức vụ trong một nhiệm kỳ trước đó, nghĩa là không còn đủ tiêu chuẩn là cấp ủy viên nữa, nghĩa là mất cái trước, thì tất yếu sẽ không  còn cái sau. Thế nhưng vẫn là Nguyên lãnh đạo của các nhiệm kỳ khóa sau, quả là “lạy bố con xin chịu…”!

-Thôi! Mặc kệ đi. Họ cho ai đi, thì người đó đi. Cải nhau làm gì! Mệt! 

-Mà có khi, họ đi nghỉ dưỡng kỳ này, vì tổ chức họ “Mời lãnh đạo TV, PCT Các Thời Kỳ”, chứ không phải mời Nguyên, thì sao? 

Đấy! Có ông khi về hưu, bị phát hiện vi phạm, đến mức xử lý kỷ luật, mất bao công sức và đấu tranh của tổ chức, mãi “mới Cách được cái chức họ làm từ lâu, tức là cách được cái chức,  khi họ đã nghỉ hưu từ tám hoánh ”. Mà chỉ là ở cái nhiệm kỳ họ vi phạm bị lộ. Có còn Nguyên TV, hay có còn nguyên BT, PBT, hay “không còn Nguyên“, thì chả hiểu ra sao nữa.? Chỉ thấy lương họ vẫn nguyên, chẳng mất xu nào, đến chế độ đãi ngộ cũng cứ như “ông còn Nguyên đó thôi “! Còn nhục hay vinh không biết có tăng hay giảm, nhưng thói vênh váo trơ tráo vẫn như thời trên bục…

-Như thế là đánh đồng, tròn lẫn méo à! Cứ như là Tổ chức Lách Luật ấy. Thế thì kỷ luật cho vui, để né dư luận à! Mà, thực hiện chế độ lần này, Tỉnh họ mời “Nguyên lãnh đạo”, hay mời “Lãnh đạo Các thời kỳ”nhỉ ?

-Dào ôi! Kệ! Mất gì của mình đâu! Chưa rõ, đi mà hỏi cấp  trên ấy! Chỉ mong cách làm cho thống nhất và đảm bảo công bằng…

Nghe chừng, câu chuyện chuyển hướng mất vui. May thay, chính câu trả lời có phần bất mãn và thiếu trách nhiệm ấy, lại là kết luận cuối cùng, “đi mà hỏi cấp trên ấy“. Làm không khí bỗng trầm lắng, lặng im trong suy tư, nghe rõ cả tiếng gió thổi của điều hoà trong phòng. 

Một câu chuyện nhạy cảm, có lẽ ai cũng biết mà ai cũng không biết. Tôi thuộc thế hệ, đầu nửa xanh, nửa bạc,”dạng 2 phải” nên chỉ ghi lại và không bình luận thêm. Nhưng có một điều chắc chắn là, mọi suy nghĩ đều hướng về:,“Hãy dành cho Tổ chức các cấp nhất là tổ chức cấp trên xem xét trả lời..”

SS tháng 5/2022. Kỳ nghỉ dưỡng sau 2 năm Cô vít


Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

Ai CŨNG CẦN BIẾT THÊM















Ý NGHĨA CỦA MỘT SỐ CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM SINH HÓA MÁU 


1.Tên xét nghiệm: Ure máu

Chỉ định: Các bệnh lý về thận, kiểm tra chức năng thận trước phẫu thuật, can thiệp, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…

Trị số bình thường: 2,5 – 7,5 mmol/l

Ure tăng cao trong các trường hợp: Suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu, chế độ ăn nhiều protein…

Ure thấp trong các trường hợp: Suy gan làm giảm tổng hợp ure, chế độ ăn nghèo protein, truyền nhiều dich…

Cách lấy mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin,


2. Tên xét nghiệm: Creatinin máu

Chỉ định: Các bệnh lý về thận, các bệnh lý ở cơ, kiểm tra trước phẫu thuật, can thiệp…Nhằm mục đích đánh giá chức năng thận, mức độ suy thận.

Trị số bình thường:

Nam: 62-120 mmol/l

Nữ: 53-100 mmol/l

Creatinin tăng cao trong các trường hợp: Suy thận cấp và mãn, bí tiểu tiện, bệnh to đầu ngón, tăng bạch cầu, cường giáp, Goutte…

Creatinin giảm gặp trong các trường hợp: có thai, dùng thuốc chống động kinh, bệnh teo cơ cấp và mãn tính…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


3. Tên xét nghiệm: Đường máu - Glucosa máu

Chỉ định: Nghi ngờ tiểu đường, kiểm tra trước phẫu thuật,can thiệp, đang điều trị cocticoid, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh liều thuốc ở bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…

Trị số bình thường: 3,9- 6,4 mmol/l

Đường máu tăng cao gặp trong các trường hợp: Tiểu đường do tuỵ, cường giáp, cường tuyến yên, điều trị cocticoid, bệnh gan, giảm kali máu…

Đường máu giảm gặp trong các trường hợp: hạ đường huyết do chế độ ăn, do sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, suy vỏ thượng thận, suy giáp, nhược năng tuyến yên, bệnh gan nặng, nghiện rượu, bệnh Addison…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

Chú ý: Lấy máu lúc đói và chuyển máu xuống khoa xét nghiệm chậm nhất là 30 phút sau khi lấy máu.


4. Tên xét nghiệm: HbA1¬C

Ý nghĩa và chỉ định: Nồng độ HbA1 C phản ánh tình trạng đường máu trong khoảng 2-3 tháng trước khi lấy máu xét nghiệm (xét nghiệm định lượng Glucose máu chỉ nói lên được hàm lượng đường tại thời điểm lấy máu làm xét nghiệm). Vì vậy HbA1C được coi là thông số có giá trị để chẩn đoán và theo dõi điều trị tiểu đường.

Chỉ định: Nghi ngờ tiểu đường, những trường hợp cần kiểm soát đường máu, nhất là những bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát.

Trị số bình thường: 4-6%

HbA1¬C tăng trong các trường hợp: bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường khó kiểm soát,.

HbA1¬C tăng giả tạo trong các trường hợp: ure máu cao, thalassemia.

HbA1¬C giảm giả tạo trong các trường hợp: Thiếu máu, huyết tán, mất máu

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 1ml máu tĩnh mạch chống đông EDTA


5. Tên xét nghiệm: Acid Uric máu

Chỉ định: Nghi ngờ bệnh Goutte, bệnh thận, bệnh khớp, theo dõi hiệu qủa điều trị bệnh Goutte…

Trị số bình thường:

Nam: 180-420 mmol/l

Nữ: 150-360 mmol/l

Acid uric tăng cao trong nhiều trường hợp: thường gặp nhất là trong bệnh Goutte, leucemie, đa hồng cầu, suy thận, ung thư, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng nặng, bệnh vẩy nến…

Acid uric giảm gặp trong các trường hợp: có thai, bệnh wilsson, hội chứng Fanconi…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


6. Tên xét nghiệm: SGOT (ALAT) - Xét nghiệm Men gan

Ý nghĩa: SGOT là men xúc tác phản ứng trao đổi nhóm amin. GOT không những ở bào tương (khoảng 30%) mà nó còn có mặt ở ty thể của tế bào (khoảng 70%). Nồng độ men SGOT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan, cơ tim.

Chỉ định: Viêm gan, nhồi máu cơ tim, viêm cơ, tai biến mạch máu não…

Trị số bình thường ≤40 U/l

SGOT tăng cao trong các trường hợp: Viêm gan cấp do virus hoặc do thuốc, tan máu, viêm gan do rượu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ…

Lưu ý trong các trường hợp tế bào hồng cầu bị vỡ thì SGOT tăng rất cao

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


7. Tên xét nghiệm: SGPT (ASAT) 

Ý nghĩa: SGPT là men chỉ có trong bào tương của tế bào gan. Nồng độ SGPT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan do viêm.

Chỉ định: Viêm gan (cấp, mãn), nhũn não…

Trị số bình thường ≤40 U/l

SGPT tăng cao gặp trong các trường hợp viêm gan, nhũn não.

Nếu SGPT>>>SGOT: Chứng tỏ có tổn thương nông, cấp tính trên diện rộng của tế bào gan

Nếu SGOT>>>SGPT chứng tỏ tổn thương sâu đến lớp dưới tế bào (ty thể)

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

Nếu tăng cao đặc biệt nghĩ tới bệnh lý cơ tim, thường ói: SGOT tăng trong nhồi máu cơ tim, SGPT tăng cao trong viêm hoại tử TB Gan cấp và mãn tình


8. Tên xét nghiệm: GGT (Gama Glutamyl Transferase)

Chỉ định: Các bệnh lý gan mật.

Trị số bình thường:

Nam ≤ 45 U/l

Nữ ≤30 U/l

GGT tăng cao trong các trường hợp: Nghiện rượu, viêm gan do rượu, ung thư lan toả, xơ gan, tắc mật…

GGT tăng nhẹ trong các trường hợp: Viêm tuỵ, béo phì, do dùng thuốc…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


9. Tên xét nghiệm: ALP ( phosphatase kiềm)

Chỉ định: Bệnh xương, bệnh gan mật.

Trị số bình thường: 90-280 U/l

ALP tăng rất cao trong các trường hợp: Tắc mật, ung thư gan lan toả.

ALP cũng tăng trong các trường hợp: Viêm xương, bệnh Paget (viêm xương biến dạng), ung thư xương tạo cốt bào, nhuyễn xương, còi xương. Vàng da tắc mật, viêm gan thứ phát( sau tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh Hodgkin, dùng thuốc tiểu đường, thuốc điều trị huyết áp…)

ALP giảm trong các trường hợp: Thiếu máu ác tính, suy cận giáp, thiếu vitaminC, dùng thuốc giảm mỡ máu…

Mẫu máu: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin


10. Tên xét nghiệm: Bilirubin máu

Chỉ đinh: Các trường hợp vàng da do bệnh gan mật, tuỵ, tan máu…

Trị số bình thường: Bilirubun toàn phần ≤17,0 mmol/l

Bilirubin trực tiếp ≤4,3 mmol/l

Bilirubin gián tiếp ≤12,7 mmol/l

Bilirubun toàn phần tăng cao trong các trường hợp: Vàng da do nguyên nhân trước gan (tan máu), trong gan (viêm gan), sau gan (sỏi ống mật chủ, u đầu tuỵ…)

Bilirubin trực tiếp tăng trong các trường hợp: Tắc mật, viêm gan cấp, ung thư đầu tuỵ…

Bilirubin gián tiếp tăng trong: Thalassemia, tan máu, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh …

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


11. Tên xét nghiệm: Protein toàn phần

Chỉ định: Đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…

Trị số bình thường: 65-82g/l

Protein tăng trong các bệnh lý: Đa u tuỷ (Kahler), bệnhWaldenstrom, thiểu năng vỏ thượng thận …Ngoài ra có thể gặp protein máu tăng trong các trường hợp cô đặc máu: sốt kéo dài, ỉa chảy nặng, nôn nhiều…

Protein giảm trong các trường hợp: thận hư nhiễm mỡ, xơ gan, ưu năng giáp nhiễm độc, suy dinh dưỡng… ngoài ra, có thể gặp giảm protein máu do pha loãng máu (nhiễm độc nước, truyền dịch quá nhiều…)

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


12. Tên xét nghiệm: Albumin máu

Chỉ định: Đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt…

Trị số bình thường: 35-55 g/l

Albumin tăng thường ít gặp: Shock, mất nước…

Albumin giảm thường gặp trong các trường hợp: Xơ gan, suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, đa u tuỷ ( Kahler), Waldenstrom…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


13. Tên xét nghiệm: Chỉ số A/G

Chỉ định: Đa u tuỷ, xơ gan, viêm thận cấp, thận hư nhiễm mỡ…

Trị số bình thường: 1,2 – 2,2

A/G < 1 do tăng globulin, do giảm Albumin hoặc phối hợp cả 2:

- Giảm albumin: do thiếu dinh dưỡng, ung thư, lao, suy gan…

- Tăng globulin: Đa u tuỷ xương, Bệnh collagen, nhiễm khuẩn…

- Đồng thời giảm albumin và tăng globulin: Xơ gan, viêm thận cấp, thận hư nhiễm mỡ, đau tuỷ xương…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


14. Tên xét nghiệm: Định lượng B2M (B2 Microglobulin) Ý nghĩa: B 2 M do các tế bào lympho, tương bào sản sinh và có trên bề mặt các tế bào này. Định lượng B2M góp phần phân loại, tiên lượng, theo dõi hiệu quả điều trị bệnh đa u tuỷ xương, u lympho.

Chỉ định: bệnh đa u tuỷ xương, u lympho

Trị số bình thường: 0,8 -2,2 mg/l

B2M tăng trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính, suy giảm chức năng thận, các bệnh ác tính. Đặc biệt, B2M tăng cao ở bệnh nhân đa u tuỷ xương, u lympho.

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


15. Tên xét nghiệm: Cholesterol toàn phần

Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…

Trị số bình thường: 3,9-5,2 mmol/l

Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loạn lipid máu nguyên phát hoặc thứ phát, vữa xơ động mạch, hội chứng thận hư, vàng da tắc mật ngoài gan, bệnh vảy nến…

Cholesterol giảm trong các trường hợp: hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn …

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


16. Tên xét nghiệm: Triglycerid

Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, u vàng, viêm tuỵ, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…

Trị số bình thường: 0,5- 2,29 mmol/l

Triglycerid tăng trong các trường hợp: Vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, hội chứng thận hư, bệnh béo phì, đái tháo đường…

Triglycerid giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


17.Tên xét nghiệm: HDL-C

Chỉ đinh: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi……

Trị số bình thường: ≥ 0,9mmol/l

HDL-C tăng: ít nguy cơ gây vữa xơ động mạch

HDL-C giảm: dễ có nguy cơ gây vữa xơ động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực…

Người ta thường chú ý tới tỉ số CHOLESTEROL TOÀN PHẦN / HDL-C. Tí số này tốt nhất là <4, tỉ số này càng cao thì khả năng vữa xơ động mạch càng nhiều.

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


18. Tên xét nghiệm: LDL-C

Chỉ đinh: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường…

Trị số bình thường: <=3,4mmol/l

LDL-C càng cao, nguy cơ bị vữa xơ động mạch càng lớn.

LDL-C tăng trong các trường hợp: Vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì…

LDL-C giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


19. Tên xét nghiệm: Can xi toàn phần

Chỉ đinh: Đa u tuỷ, loãng xương, còi xương, dùng thuốc lợi tiểu Diazit kéo dài…

Trị số bình thường: 2,2-2,7 mmol/l

Can xi toàn phần tăng trong các trường hợp: loãng xương, đa u tuỷ, cường phó giáp trạng, bệnh Paget, cường giáp, dùng lợi tiểu Diazit…

Can xi toàn phần giảm trong các trường hợp: Thiếu vitamin D, còi xương, thiểu năng giáp, suy thận, một số trường hợp không đáp ứng với vitamin D, hội chứng thận hư, các trường hợp giảm Albumin máu, tan máu, viêm tuỵ cấp, thai nghén…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


20. Tên xét nghiệm: Ca++ MÁU

Chỉ đinh: Đa u tuỷ, loãng xương, suy thận…

Trị số bình thường: 1,17-1,29 mmol/l

Ca++ tăng trong các trường hợp: Đa u tuỷ, loãng xương, viêm phổi, giảm phosphat máu, nhiễm độc vitamin D, cường cận giáp tiên phát hoặc thứ phát…

Ca++ giảm trong các trường hợp: Thiểu năng cận giáp, suy thận, bệnh Tetanie, còi xương, các bệnh có giảm Albumin máu…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


21 Tên xét nghiệm: Sắt trong máu

Chỉ đinh: Các trường hợp thiếu máu, mất máu do chảy máu, trĩ, giun móc, thai nghén, nhiễm độc sắt, tan máu…

Trị số bình thường:

Nam: 11-27 mmol/l

Nữ: 7-26 mmol/l

Sắt tăng trong các trường hợp: tan máu, suy tuỷ, xơ tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, xơ gan, nhiễm độc sắt, truyền máu nhiều lần…

Sắt giảm trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt, viêm nhiễm mạn tính, chảy máu kéo dài, ăn kiêng, giảm hấp thu sắt (cắt đoạn ruột, dạ dày…)

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


22. Tên xét nghiệm: Ferritin 

Trong cơ thể , sắt được dự trữ dưới dạng Ferritin hoặc sản phẩm được cô đặc dạng bán tinh thể của nó là hemosiderin.Ferritin có TLPT là 440.000 dalton, gồm lớp vỏ protein( Apoferritin) và một lõi Fe+3- hydroxyt- phosphate. Ferritin có khả năng tích trữ và giải phóng sắt theo các nhu cầu sinh lý. Mỗi phân tử Ferritin có thể chứa tới 4.500 nguyên tử sắt, nhưng nó thường chứa dưới 3.000 nguyên tử sắt. Các kênh ở bề mặt apoferritin cho phép tích trữ và giải phóng sắt. Khi sắt thừa, ferritin có khuynh hướng hình thành các oligomer ổn định và khi có mặt thừa trong các cơ quan dự trữ, nó có thể cô đặc lại dưới dạng bán tinh thể gọi là hemosiderin. Các hemosiderin trong các lysosom có thể nhìn được thấy bằng kính hiển vi và sử dụng để chẩn đoán.

Chỉ đinh: Những trường hợp thiếu máu, tan máu, các trường hợp cần đánh giá dự trữ sắt của cơ thể.

Trị số bình thường:

Nam giới và phụ nữ đã mãn kinh: 16,4- 323 ng/ml

Phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ: 6,9- 282ng/ml

Ferritin tăng rất cao trong các trường hợp: Suy tuỷ, tuỷ giảm sinh, rối loạn sinh tuỷ, Hogkin, đa u tuỷ xương…

Ferritin cũng tăng cao trong các trường hợp: Nhiễm trùng, có khối u mãn tính( tăng giả tạo), truyền khối hồng cầu nhiều lần, tan máu…

Ferritin giảm trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt, các bệnh mãn tính, viêm đa khớp, suy thận, các bệnh gây mất máu mãn tính (rong kinh, trĩ, viêm loét đường tiêu hoá, chảy máu dạ dày…), rối loạn hấp thu (do cắt dạ dày, viêm ruột non mãn tính)…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


23. Tên xét nghiệm: Transferin (Tf), độ bão hoà transferin (Transferin saturation- TfS), Transferin Receptor hoà tan(TfRS)

Ý nghĩa:

Transferin( Tf)

Sắt được vận chuyển trong huyết tương dưới dạng Fe+3 gắn với transferin và chuyển đến gắn vào các Receptor màng tế bào của các cơ quan đích (TfR), mỗi phân tử Tf có thể gắn tối đa 2 ion sắt. Tf được tổng hợp ở gan, sự tổng hợp được điều hoà bởi nhu cầu sắt của cơ thể

Nồng độ Tf tăng khi cơ thể có hiện tượng thiếu sắt (nồng độ Ferritin giảm với một sự tăng bù trừ của Tf và độ bão hoà Transferrin thấp), thiếu máu nhược sắc, thiếu oxy ở mô. Tf giảm khi cơ thể quá tải sắt, tan máu, những bệnh lý tạo hồng cầu kém, bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh gan nặng giai đoạn cuối không tổng hợp được Tf…Có thể nói sự tăng hay giảm Tf xảy ra rất sớm, trước khi có biến động về nồng độ sắt và Ferritin trong huyết thanh. Trong điều kiện sinh lý, Transferin luôn có số lượng vượt quá khả năng gắn sắt bình thường, chỉ có khoảng 1/3 các vị trí của transferin bão hoà bởi sắt, sự bỏ trống của khoảng 2/3 các vị trí gắn của Transferrin được coi như khả năng gắn sắt tiềm tàng của cơ thể.

Trị số bình thường:

- Nồng độ Transferin : 200-360 mg/dl.


24. Độ bão hoà Transferin( Transferin Saturation= TfS):

Thông số này đánh giá tình trạng vận chuyển sắt của Transferin. Hằng số gắn của Fe+3 lên Transferin của các loài là khác nhau .Vì vậy khi cơ thể thừa Transferin thì không còn thấy Fe+3 ở trạng thái tự do.

TfS tăng: Quá tải sắt, tan máu,các bệnh tạo hồng cầu kém, bệnh nhiễm sắc tố sắt…

TfS giảm: thiếu sắt, rối loạn phân bố sắt, rối loạn sử dụng sắt…

Có thể nói rằng: khi thiếu sắt, độ bão hoà của Tf là chỉ số rất nhạy để đánh giá mức độ thiếu sắt trong cơ thể.

Trong trường hợp thiếu máu mà nguyên nhân do nhiễm sắc thể thì TfS có giá trị hơn Ferritin. Đặc biệt khi điều trị thiếu máu bằng Erythropietin ở những bệnh nhân suy thận, viêm thận mãn thì chỉ hiệu quả khi cung cấp đủ sắt và theo dõi điều trị dựa vào TfS.

Trị số bình thường:

- Tỷ lệ bão hoà Transferin (TfS): 16%- 45%


25. Transferin Receptor(TfR) v à transferin Receptor hoà tan(STfR):

Bình thường trên màng tế bào( chủ yếu của hệ tạo máu) có một số lượng bình thường các chất nhận Transferrin (TfR) ở trạng thái hoạt động, còn phần lớn ở trạng thái chưa hoạt động, chúng chỉ thực sự hoạt động khi bị một loại men proteinase cắt đi một đoạn protein, phần còn lại trên màng tế bào chính là TfR hoạt động, còn đoạn protein bị cắt ra giải phóng vào máu là STfR.

TfR hoà tan(STfR) chính là TfR hiện diện trong huyết tương, nồng độ của các TfR hoà tan tỉ lệ thuận với TfR trên màng tế bào. Việc lấy sắt của các tế bào được kiểm soát bởi các Receptor trên màng tế bào. Các mô và tế bào tự điều chỉnh sự hấp thu sắt của chúng bằng sự xuất hiện TfR trên màng tế bào ở trạng thái hoạt động. Nếu thiếu sắt tế bào tăng tổng hợp TfR và nó có thể làm tăng số chất nhận lên gấp 7 lần, ngược lại khi thừa sắt số lượng chất nhận trên màng tế bào giảm xuống đến mức cơ bản. Có khoảng 80-95% TfR có trên màng tế bào của cơ quan tạo máu. Như vậy TfR phản ánh rất trung thực nhu cầu sắt của tế bào tạo hồng cầu. Có thể nói khi thiếu sắt, TfR hoà tan tăng trước khi Hemoglobin giảm có ý nghĩa. Như vậy,TfR hoà tan có giá trị chẩn đoán sớm tình trạng thiếu máu thiếu sắt.Việc xác định nồng độ STfR ở người khoẻ mạnh là một chỉ dẫn tốt cho việc đánh giá hoạt động tạo máu .


Chỉ định: Tất cả các trường hợp thiếu máu thiếu sắt ( rong kinh, trĩ, giun móc, rối loạn hấp thu…).

TfS hoà tan tăng trong: Đa hồng cầu, thiếu máu tan máu, thalassemia, bệnh hồng cầu di truyền, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu hồng cầu to, MDS, thiếu B12, các trường hợp có thai thiếu sắt chức năng.

Khi điều trị bằng Erythropoietin có thể theo dõi và điều chỉnh thông qua nồng độ STfR. Trong quá trình điều trị mà TfS giảm là dấu hiệu của sự huy động sắt không đầy đủ và do đó có sự thiếu hụt sắt chức năng, khi đó đòi hỏi phải có sự thay thế sắt.

Trị số bình thường:


26. TfR hoà tan :

Nam: 2,2-5,0 mg/l

Nữ: 1,9-4,4 mg/l

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


27. Chỉ số sTfR= STfR/ Log Ferritin:

Ý nghĩa: chỉ số này cho phép đánh giá chính xác tình trạng sắt của cơ thể.

Ngược với ferritin, sTfR không bị ảnh hưởng bởi các phản ứng cấp, các rối loạn chức năng gan cấp hay khối u ác tính. Vì vậy dựa vào thông số: Ferritin và sTfR có thể phân biệt được thiếu máu thiếu sắt hay thiếu máu trong các bệnh mãn tính.

Khả năng gắn sắt toàn thể( Total Ion Binding Capacity = TIBC):

Ý nghĩa: TIBC cho biết khả năng lớn nhất mà sắt có thể gắn với protein huyết thanh.

Giá trị bình thường: 28 – 110 µmol/ l.


28. Protoporphyrin hồng cầu( ZPP):

Ý nghĩa: Trong một thiếu hụt sắt thực sự và những rối loạn sắt gây nên bởi khối u và nhiễm trùng, khả năng bị giảm của sắt trong tổng hợp hem dẫn đến sự bù trừ bằng cách tăng sự kết hợp của kẽm vào vòng protoporphyrin. Điều này có thể xác định được bằng cách định lượng Zn-protoporphyrin trong hồng cầu ( ZPP), và có thể sử dụng ZPP như một yếu tố thêm vào để chẩn đoán các rối loạn sử dụng sắt có nồng độ Ferritin bình thường hoặc tăng.

Giá trị bình thường: 19 -38µmol ZPP/ mol Hem.


29. Tên xét nghiệm: Amylase máu

Chỉ định: Các bệnh về tuỵ (viêm tuỵ, u tuỵ, K tuỵ…), viêm tuyến nước bọt, quai bị…

Trị số bình thường: ≤ 220U/l

Amylase tăng cao trong các trường hợp: Viêm tuỵ cấp, ung thư tuỵ, quai bị, viêm tuyến nước bọt, thủng dạ dày, tắc ruột cấp,…

Amylase giảm thường ít gặp: ung thư tuỵ, sỏi tuỵ..

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


30. Tên xét nghiệm: CK (Creatin – Kinase)

Ý nghĩa và chỉ định:

- CK là men có nhiều trong cơ tim và cơ xương, nồng độ men này phản ánh tình trạng tổn thương cơ.

- Chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh lý về cơ (viêm cơ, loạn dưỡng cơ)…

Trị số bình thường: ≤ 200U/l

CK tăng cao trong các trường hợp: Nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, chấn thương cơ, viêm cơ, choáng, hoạt độ CK tăng gặp ở nhiều loại tổn thương cơ, bệnh loạn dưỡng cơ Duchene tiến triển và một số trạng thái (gắng sức sinh lý, sốt cao ác tính, thiếu oxy cơ, sau phẫu thuật, sau tiêm bắp một số thuốc kháng sinh, điều trị thuốc giảm đau, thuốc chống loạn nhịp…

CK giảm trong trường hợp: teo cơ

Mẫu máu:Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


31. Tên xét nghiệm: CK-MB ( Creatin Kinase –Mucle Brain)

Ý nghĩa và chỉ đinh: – CK-MB là một trong 3 isozym của CK, đó là: CK – MM (Creatin Kinase –Mucle Mucle: CK tuýp cơ), CK – MB (Creatin Kinase –Mucle Brain: CK tuýp tim) và CK – BM (Creatin Kinase – Brain Brain: CK tuýp não). Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng tổn thương cơ, đặc biệt, có tính đặc hiệu cao hơn CK trong nhồi máu cơ tim.

- Chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ…

Trị số bình thường: ≤ 24U/l

CKMB tăng trong các trường hợp: Nhồi máu cơ tim (Khi CK>200U/l và tỉ lệ CKMB/CK ≥6% : có giá trị chẩn đoán nhồi máu cơ tim), viêm cơ. CK – MB cũng tăng ở những trường hợp tổn thương cơ tim khác như chấn thương tim, phẫu thuật tim…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


32. Tên xét nghiệm: LDH (Lactatdehydrogenase)

Chỉ định: Các bệnh lý ác tính (ung thư máu, đa u tuỷ, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư gan…), tan máu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ…

Trị số bình thường: 230- 460 U/l

LDH tăng trong các trường hợp: các bệnh máu (leucemie, u lympho, tan máu…), ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày… tổn thương cơ, hoại tử các mô …

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.


33. Tên xét nghiệm: CRP – Hs (C – Reactine Protein – High Sensitivity)

Ý nghĩa và chỉ định:

- CRP được tổng hợp ở gan , được sản xuất nhanh và mạnh ở giai đoạn cấp tính để đối phó với một số tác động đến cơ thể. CRP nằm trong tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể bởi nó có 2 vai trò: nhận dạng yếu tố tác động và hoạt hoá bổ thể làm tăng thực bào. Chính vì vậy CRP có ý nghĩa trong:

+ Chẩn đoán sớm một số bệnh đặc biệt là nhiễm vi khuẩn, các tổn thương tế bào cơ tim, tổn thương những vi mạch

+ Tiên lượng bệnh: Nồng độ CRP tỉ lệ thuận với mức độ tổn thương mô và tình trạng nhiễm trùng.

+ Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhất là khi dùng kháng sinh, các thuốc chống viêm.

CRP tăng sớm trong máu 6-12 giờ sau khi khởi phát viêm, tăng rất cao khi viêm nhiễm nặng và giảm nhanh khi loại bỏ được tác nhân gây bệnh.

- Chỉ định trong các trường hợp viêm nhiễm cấp

Trị số bình thường: < 7 mg/l (< 0,7 mg/dl)

CRP tăng cao trong các trường hợp: nhiễm trùng, tổn thương mô, thấp khớp, viêm phổi, ung thư vú, SLE, sốt do thấp khớp, viêm đa khớp, sau phẫu thuật…

CRP tăng nhẹ trong các trường hợp: Strees, hôn mê, nhiễm virut…

Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

Đây là những xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản nhất, được các bác sỹ tổng hợp lại.

Ghi chú:

Sưu tầm từ fb Bs Phạm Ngọc Thắng, có chỉnh sửa thứ tự.