Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

VỀ LẠI PHỐ NEO











Phố Neo xưa rmảnh đất nghèo
Con đường đất đỏ lèo tèo nhà tranh
Vắt lòng nuôi những chiến binh
Khổ lao gắn bó mối tình quân dân
Một thời mưu sống xa gần
Bao người phiêu bạt chẳng lần lại qua

***
Trở về sau tháng năm xa
Hỏi thăm ngơ ngác " Đây là Phố Neo..."?
Đông vui tấp nập sớm chiều
Lầu cao thay mái nhà xiêu thuở nào
Ngỡ ngàng như giấc chiêm bao
Lạ trong lối cũ thuở nào từng quen
Bồi hồi kí ức trong tim
Neo day dứt nhớ, về tìm để Neo
Mắt buồn theo áng mây chiều
Mà hồn lắng một niềm yêu trọn đời...!
29/9/2017


Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

NỖI ĐAU CÒN ĐẾN BAO GIỜ












Đất nước này bạt ngàn nghĩa trang
Từ Bắc vô Nam
Đài liệt sĩ nơi nào cũng có
Nhưng còn đó
Nơi rừng xanh núi đỏ
Dãy dãy, hàng hàng bia mộ chưa biết tên
Và những liệt sĩ trong lòng đất chưa ai biết đến
Những ai nhớ ai quên
Chỉ có những người mẹ đêm đêm lệ chảy
Ngày ngày lưng thêm còng, mắt mọng đỏ chờ mong
Nhưng nỗi đau còn đọng đến bao giờ...
22/9/2017

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

RỪNG QUI ĐỊNH NÚI QUY TRÌNH











Như Dân Trí : "Về công tác cán bộ, chúng ta có cả “rừng” quy định, cả “núi” quy trình tưởng chừng rất chặt chẽ nhưng lại dễ dàng bị không ít người có chức quyền biến thành cái “đũa thần” để nhấc “người nhà” dù không có tài cán hay cống hiến gì nổi bật lên những nấc thang danh vọng với tốc độ thăng tiến chóng mặt. Có trường hợp muốn con làm lãnh tụ một đoàn thể, chỉ cần bố bỏ tiền xây cho ông Sếp một cái nhà thờ vài ba tỷ thế là con trong một đêm đã thành lãnh đạo, cho dù năng lực yếu kém nhưng có tài uống rượu. Khi dư luận xì xào bàn tán, đoàn nọ, đoàn kia vào cuộc thì cái kết luận mà ai cũng có thể biết trước là “đúng quy trình” hoặc cùng lắm cũng chỉ là…”nghiêm túc rút kinh nghiệm”!
Câu chuyện một người trẻ được bổ nhiệm chức giám đốc sở khi chưa đủ tiêu chuẩn, hay chuyện mẹ bổ nhiệm con, chồng quy hoạch vợ… khiến dư luận sôi sùng sục rốt cuộc cũng chỉ như “ném đá ao bèo”.(theo Dân Trí)
 Về biên chế bộ máy
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức (CBCC), viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước”.
“Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Đất nước 90 triệu dân, 11 triệu người hưởng lương thì không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy".
Nước Mỹ có diện tích lớn xấp xỉ 30 lần nước ta, dân số gần gấp 4 lần, nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Nhìn sang Trung Quốc thì chúng ta thấy đội ngũ công chức của họ cũng chỉ chiếm 2,8% dân số.
Như vậy, chúng ta thấy 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức.
Đó là chưa kể người dân chúng ta phải gánh chịu tình trạng quan liêu, sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ trong số 2,8 triệu công chức này.
 Đối với các tổ chức hội, đoàn thể:
Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố:
- Tổ chức Hội, Đoàn thể Tổng sơ bộ cả nước 338.000 người.
Tổng chi phí kinh tế của xã hội chi cho các tổ chức quần chúng trong hệ thống công, dao động trong khoảng 45.670 tỷ đồng đến 52.700 tỷ đồng, ước bằng 1,7% GDP của cả nước (năm 2014). Trong đó, khoản tiêu tốn từ ngân sách Nhà nước khoảng 14.023 tỷ đồng.
- Nhóm các tổ chức này bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Cựu chiến binh), cùng 28 hội đặc thù. Các nhóm tổ chức này, do mang tính quần chúng rộng lớn và có bản chất chính trị gắn với nhà nước, được Nhà nước hỗ trợ toàn phần hay một phần kinh phí hoạt động.
Hàng năm trung bình chi thường xuyên của Việt Nam ở mức 68-69% tổng chi ngân sách, có lúc lên đến 72% tổng chi ngân sách.
Năm nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký phê duyệt chi thường xuyên có ít hơn đôi chút, nhưng vẫn ở con số 65%. Khoảng 30% dùng để trả nợ. Đầu tư cho phát triển năm nay chỉ vào khoảng 17%.
Những nội dung trên nêu lên để mọi người suy ngẫm,  làm việc có hiệu quả, xứng với đồng lương và cần phải làm gì, góp phần vào xây dựng một Hệ thống chính trị vững mạnh, một Chính phủ trong sạch không tham nhũng.
V V L

QUAN DẠI XƯA











Đâu phải là quan dại ?
Nhưng dại vì quá tham
Có tiền ham tiền nữa
Việc nào cũng dám làm

Quan lọc lõi, khôn ngoan
Tay nhúng, chẳng dính chàm
Cái miệng nói khéo lắm
Nhưng bụng toàn dao găm
***
Quan khôn, nước chừa cặn
Phúc cho dân được nhờ
Còn hơn bao kẻ khác
Uống cả cặn, không dơ

Thế nhưng điều nên nhớ
Quan tham có bầy đàn
Quan sẽ xơi đủ thứ
Tàn phá cả Việt Nam
***
Thì ra là như vậy
Quan đâu phải dại ngây
Tốt biết còn xấu hổ
Là mặt chưa quá dày .
3/9/216

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

SAO CÒN Ở LẠI TÙNG ƠI



















(Dâng linh hồn Tùng còn nằm lại Trí Bưu)
Sao vẫn còn ở lại Tùng ơi !
Hoà bình lâu rồi
Thành Cổ giờ lặng yên tiếng súng
Kẻ xa người gần, tìm về quê xôm tụ
Mình mày không về, cứ ở mãi Trí Bưu

Trận ấy ngập ngừng chỉ giây phút thôi
Giặc cố thủ, trốn vào nơi Chúa ở
Đơn vị có B40 phun lửa
Nhưng không bắn nhà thờ...
Tùng trúng đạn hy sinh

Đơn vị hành quân
Đành để mày ở lại nơi đây
Trong khuôn viên nhà thờ
Mong Chúa lòng lành che chở
Tránh địch trả thù, tránh đạn, tránh bom...
Ngày chiến thắng
Đồng đội, người thân sẽ đến đón Tùng

Nơi mày nằm, khóm chuối một chiều mưa
Trong khuôn viên nhà thờ 
Nhưng giờ có ai tìm nữa ?
Bố mất.
Mẹ già
Vợ con chưa
Ai đợi !
Thôi! Ở lại đây.
Tuổi hai mươi, mày cứ trẻ cả đời !

Đồng đội cùng nơi, họ đã về rồi
Đất lại bị san bằng, qua mỗi lần đào bới
Liệu có còn ai nhớ mày không nữa..
Cỏ cứ mọc đầy sau mỗi trận mưa...

Chỉ thương mày, giờ vẫn cứ cô đơn
Nhỏ nhoi nấm mồ, trước nhà thờ lớn.
Đau đớn quá
Nghĩa trang bạt ngàn, mà bạn không có mặt
Nỗi niềm này cay khóe mắt, Tùng ơi !
***
Nhắc đến mày, giờ chỉ đồng đội thôi
Cái thằng Tùng…
"mắt nháy nháy, lời nói thường chậm giãi"
Đông bắc Cổ Thành, hè 72 năm ấy
Yên Định đại đội này, còn mày ở lại đây
         9/5/2014 

MÙA MƯA QUẢNG TRỊ










Mưa về
Day dứt nhớ ngày hành quân, dầm dề mưa Quảng Trị
Đêm tạm trú, lính cựa mình không ngủ
Sột soạt võng dù, tí tách nươc trên tăng
Mười chiếc võng, mười thằng giải phóng
Đêm trước đủ 10...
Nay năm chiếc võng không
Họ nằm lại, chẳng bao giờ dậy nữa
Tiếng sột soạt giờ vơi đi một nửa
Không dám cựa mình, 
đến võng cũng lặng thinh
Cái ghẻ cắn
Ngứa cong mình không dám gãi
Tỉnh lặng pháo bầy, đầy muỗi, vắt với mưa rơi

Quãng Trị cuối tháng 3 
vẫn mưa bụi kín trời
Như nén đợi một hè về đỏ lửa
Đỉnh Năm Bốn Bốn, Suối La La, Ái Tử...
Mai lại hành quân
những ai nữa sẽ không về
Để lại võng không...
Lạnh thêm lạnh tái tê
Trong giá rét, mưa dầm dề Quãng Trị
Vẫn cháy trong tim ý chí người chiến sĩ
Mà phút mềm lòng nhìn võng lệ chực rơi
***
Bốn Hai năm lặng lẽ đã qua rồi
Lòng vẫn quặn đau mỗi khi mùa mưa tới
Day dứt trong tim nỗi nhớ thương đồng đội
Nhớ mưa trắng trời năm đó Quãng Trị ơi !
   12/4/2014
Viết cho tháng Tư

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

BÀ THÀ ĐI NHẬN BẰNG KHEN























Bà Thà đi Tỉnh hôm qua
Được ăn, được cả gói to đem về(1)
Bằng khen Chủ tịch Tỉnh phê
Huyện nhà chiêu đãi, có xe đón đoàn
Gia đình hiến máu bao lần
Làm gương vận động nhân dân ấy mà
Tiếng lành, tiếng dữ đồn xa
Huyện, Tỉnh ghi nhận, thế là được khen
Để cho việc tốt nhân lên
Bằng khen hình thức động viên mọi nhà...
11/6/2017
(1) Được ăn được nói được gói mang về( ngạn ngữ)
Ý nói cả Bằng khen + Tiền thưởng